Bên cạnh nội dung thì cách trình bày luận văn tốt nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bài luận đạt điểm cao, gây ấn tượng trong mắt hội đồng giám khảo. Sau đây, Best4team sẽ hướng dẫn các bạn cách trình bày chuẩn nhất, chi tiết nhất ở bài viết này. Hãy tham khảo ngay!
1. Bố cục trình bày luận văn tốt nghiệp
Bố cục trình bày luận văn tốt nghiệp thường bao gồm các phần như sau:
- Trang bìa
- Lời cảm ơn
- Tóm tắt nội dung
- Mục lục
- Lời nói đầu
- Nội dung chính
- Giới thiệu
- Khái quát lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
- Các danh mục trong luận văn
2. Quy định trình bày chung cho cả bài luận văn tốt nghiệp
– Quy định trình bày chung cho bài luận văn tốt nghiệp bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
- Độ dài: Thường từ 50-100 trang (không tính phụ lục), tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường đại học.
- Định dạng giấy: Thường là giấy A4, màu trắng, chất lượng tốt, cùng kích thước đều trong toàn bộ bài luận văn.
- Phông chữ: Thường là Times New Roman hoặc Arial, kích thước từ 11-12, tuy nhiên, cũng có thể có các quy định khác nhau tùy theo từng trường đại học.
- Tiêu đề: Phải ghi rõ tên bài luận văn, tên tác giả, tên trường đại học và năm bảo vệ.
- Khoảng cách: Thường là 1.5 hoặc 2 khoảng cách, tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường đại học.
- Căn lề: Thường là căn đều hai bên hoặc căn trái, tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường đại học.
- Đánh số trang: Phải đánh số trang trong toàn bộ bài luận văn.
- Mục lục: Phải có mục lục đầy đủ, ghi rõ tên các chương, phần, tiểu mục và số trang tương ứng.
- Chú thích và tham khảo: Phải tham khảo các tài liệu từ các nguồn đáng tin cậy và đúng quy định của từng trường đại học. Phải ghi rõ nguồn gốc và số trang của tài liệu tham khảo trong phần chú thích.
- Tài liệu phụ: Bao gồm các tài liệu phụ như biểu đồ, hình ảnh, bảng biểu, bản vẽ… phải được đánh số thứ tự và ghi rõ nguồn gốc trong phần chú thích.
3. Quy định trình bày các phần chính trong bài
3.1. Trang bìa
– Trang bìa là trang đầu tiên của luận văn, bao gồm tiêu đề luận văn, tên tác giả, tên trường đại học, ngày tháng năm hoàn thành, tên giảng viên hướng dẫn và các thông tin liên quan khác.
– Trên trang bìa cần phải trình bày đủ các nội dung theo thứ tự yêu cầu như sau:
- Tên trường, tên khoa
- Logo trường
- Luận văn tốt nghiệp
- Chuyên ngành
- Tên đề tài
- Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
- Tên giảng viên theo dõi (học hàm, học vị)
- Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
- Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo
3.2. Lời cảm ơn
– Lời cảm ơn nên được đặt ngay sau tóm tắt. Phần này giúp tác giả tri ân đến những người đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
– Lời cảm ơn trong luận văn tốt nghiệp thường có 3 nội dung như sau:
- Lời cảm ơn và lý do cảm ơn
- Thuận lợi/khó khăn khi viết đề tài
- Lời chúc
3.3. Tóm tắt
Sau trang bìa là một tóm tắt ngắn gọn của luận văn. Phần này trình bày tóm tắt các nội dung chính của luận văn, giúp người đọc hiểu được vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu và các kết quả đạt được.
Một bản tóm tắt luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh cần phải có đầy đủ các phần sau:
- Lý do chọn đề tài: Các bạn cần phải trình bày cho giảng viên hướng dẫn và hội đồng thấy được chủ đề nghiên cứu của bạn có tính thực tiễn, cấp bách trong đời sống.
- Mục tiêu nghiên cứu: Các bạn cần nêu 3 mục tiêu cơ bản đó là nâng cao kiến thức, chủ đề có liên quan đến kiến thức được học và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn vấn đề đang được nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Các bạn cần trình bày thật khoa học, dễ hiểu để giảng viên hướng dẫn của các bạn và ban hội đồng giám khảo thấy được khả năng tư duy trong nghiên cứu và ứng biến thực tiễn một cách linh hoạt
- Nội dung nghiên cứu chính: Hệ thống lý luận, cơ sở lý thuyết, đánh giá ưu, nhược điểm và những tác động tới các khía cạnh cuộc sống và đề xuất hướng giải quyết với các cơ quan ban ngành có liên quan.
- Kết luận: Các bạn cần trình bày lại kết quả đã nghiên cứu và những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã rút ra được trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
Định hướng tiếp theo cho đề tài: Nêu lên định hướng tiếp theo cho đề tài sẽ là một giải pháp an toàn mà lại vô cùng hiệu quả mà các bạn không nên bỏ qua nếu muốn nhận được sự đánh giá cao từ hội đồng giám khảo.
3.4. Mục lục
– Bạn cần liệt kê tất cả các chương và phần của luận văn, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nội dung của luận văn.
– Các bạn cần lưu ý rằng:
- Vị trí của mục lục: Thông thường sẽ được sắp xếp ngay sau trang bìa hoặc sau lời cảm ơn và lời cam đoan của tác giả.
- Trình bày mục lục luận văn tốt nghiệp phải thật chỉnh chu: Mục lục luận văn tốt nghiệp là phần vô cùng quan trọng. Mục lục sơ sài có thể khiến hội đồng chấm giám khảo bỏ qua các ý hay trong bài nghiên cứu của bạn.
- Mục lục cần phải cập nhật hết toàn bộ nội dung: Khi cập nhật mục lục, để tránh những sai sót không cần có. Các bạn nên lựa chọn cập nhật toàn bộ nội dung mục lục – “Update entire table”.
3.5. Lời nói đầu
– Phần này trình bày lý do và mục đích của việc nghiên cứu, giới thiệu đề tài và phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
– Chúng ta nên dẫn dắt vào bài luận văn một câu chủ đề chẳng hạn như một lời trích dẫn, một số liệu thống kê gây ấn tượng, một giai thoại, đặt một câu hỏi hay chia sẻ các vấn đề cá nhân.
– Bổ sung thông tin cơ bản cho lời nói đầu:
- Sau khi nêu một chủ đề rộng ở câu đề, bạn nên thu hẹp phạm vi bằng cách cung cấp thêm những thông tin có liên quan đến đề tài luận văn tốt nghiệp của bạn. Hãy trình bày những nội dung có liên quan nhất để thầy cô, bạn bè có thể hiểu được vấn đề mà bạn sắp bàn luận ở đây là gì.
- Ví dụ như: Đề tài của bạn là “Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Vinalines Logistics…” thì trong phần giới thiệu này, bạn nên cung cấp thông tin về phát triển kinh tế, thị trường dịch vụ,…
– Trình bày luận điểm trong lời nói đầu:
- Phần cuối của lời mở đầu chính là lúc bạn trình bày luận điểm của bài luận văn tốt nghiệp. Một luận điểm được cho là tốt khi nó là một luận điểm cụ thể, có thể đưa ra những lý lẽ, minh chứng thuyết phục. Đủ hấp dẫn, họ sẽ tiếp tục xem bài luận văn tốt nghiệp của bạn một cách hứng thú.
- Chú ý không nên lặp lại nguyên văn đề tài mà bạn nhận được. Thay vào đó, hãy viết lại nó theo cách riêng của bạn mà vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa, tạo tiền đề cho phần trình bày tiếp theo.
3.6. Nội dung chính
– Đây là phần chính của luận văn, bao gồm các chương, mỗi chương thường bao gồm các mục con. Trong phần này, tác giả trình bày chi tiết về nghiên cứu, phân tích dữ liệu, kết quả và so sánh với các nghiên cứu trước đó.
– Nội dung chính khi viết luận văn tốt nghiệp thường gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận
- Trình bày các khái niệm và lý luận có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Ví dụ: Với đề tài nghiên cứu “ Chiến lược phát triển thương hiệu bánh mì tươi tại công ty ZZZ”. Phần cơ sở lý luận sẽ gồm các ý: Khái niệm chiến lược thương hiệu; Chiến lược mở rộng thương hiệu; Chiến lược làm mới thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; Các yếu tố có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương hiệu.
+ Chương 2: Thực trạng đề tài nghiên cứu
- Giới thiệu doanh nghiệp mà bạn nghiên cứu: Giới thiệu chung; Quá trình hình thành và phát triển của công ty; Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phân tích các nhân tố môi trường bên trong của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng đề tài nghiên cứu.
+ Chương 3: Đề xuất giải pháp
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao những nhược điểm còn tồn tại tại công ty.
- Bao gồm các đề xuất với công ty và các ban ngành; cơ quan có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
3.7. Giới thiệu
– Phần này trình bày lý do và mục đích của việc nghiên cứu, giới thiệu đề tài và phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
– Giới thiệu của luận văn được xem như cánh cổng dẫn lối cho người đọc đến với bài nghiên cứu của bạn. Khi viết luận văn tốt nghiệp phần mở đầu cần trình bày được các vấn đề sau:
- Tính cấp thiết của đề tài: Nêu được lý do lựa chọn đề tài, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với chủ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan đề tài nghiên cứu: Tóm tắt vấn đề nghiên cứu chính của ít nhất 5 bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của bạn, bao gồm cả nghiên cứu trong và ngoài nước. Rút ra kết luận đề tài nghiên cứu có tính độc nhất hay không?
- Mục tiêu nghiên cứu: Nêu mục tiêu nghiên cứu tổng quan và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng hay tình huống nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu cần khoanh vùng cụ thể địa điểm nghiên cứu cụ thể để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu mà bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài của mình. Có ba phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi đó là phương pháp logic; phương pháp diễn dịch và quy nạp; phương pháp lịch sử.
3.8. Khái quát lý thuyết
– Phần này trình bày các lý thuyết, khái niệm và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn.
– Bên dưới là quy trình khái quát lý thuyết mà Bes4team đã tổng hợp:
- Xác định chủ đề quan tâm: Là nội dung đề cập chính xuyên suốt đề tài, thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu.
- Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu: Là các mục tiêu lớn, bao quát được chủ đề nghiên cứu của đề tài.
- Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ: Không phải chọn tất cả các tài liệu đã có mà cần có tiêu chuẩn cụ thể.
- Liệt kê và thu thập tài liệu liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu: Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,…).
- Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu
- Tóm tắt các tài liệu: Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân
3.9. Phương pháp nghiên cứu
- Phần này trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn, bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và đánh giá dữ liệu.
- Bản chất của các phương pháp nghiên cứu về khoa học trong luận văn tốt nghiệp chính là việc bạn sử dụng phương pháp pháp đó một cách có ý thức theo quy luật vận động với đối tượng đang nghiên cứu trong luận văn nhằm tìm ra các vấn đề mới về đối tượng đó.
- Theo đó, phương pháp nghiên cứu chính là cách thức dẫn người nghiên cứu đạt đến mục đích sáng tạo khóa luận một cách tốt nhất.
3.10. Kết quả và thảo luận
- Phần này trình bày kết quả của nghiên cứu và thảo luận về ý nghĩa của kết quả đạt được.
- Phần này trình bày chi tiết kết quả của nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng số liệu, hình, mô tả, sử dụng phép thống kê đánh giá kết quả,… sao cho kết quả chính của nghiên cứu được nổi bật.
- Phần này có thể viết thành hai dạng: trình bày kết quả và thảo luận chung hoặc tách trình bày kết quả và thảo luận riêng. Người viết chọn cách viết sao cho phù hợp với khả năng của mình cũng như đặc điểm điểm của kết quả nghiên cứu.
- Nội dung thảo luận phải làm nổi bậc mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đặt ra cho nghiên cứu.
- Thảo luận làm rõ những kết quả chính, ý nghĩa, các vấn đề có liên quan; dùng tài liệu tham khảo để biện minh kết quả nghiên cứu. Bài viết phải tạo được sự gắn kết của kết quả nghiên cứu với nội dung, nội dung với mục tiêu, và mục tiêu với tên đề tài.
3.11. Kết luận và kiến nghị
– Phần này tổng kết các kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị cho tương lai và hướng phát triển của đề tài.
– Kết luận và kiến nghị là một phần quan trọng không thể thiếu trong một bài luận văn tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh. Ở phần này, chúng ta sẽ không nêu thêm bất cứ một lập luận mới nào mà chỉ tập trung củng cố tổng quát lại những trọng điểm đã nêu lên trong bài viết.
– Phần kết luận hay, đầy đủ sẽ giúp người đọc xâu chuỗi lại những kiến thức được trình bày trong cả bài luận văn, để lại một ấn tượng nhất định trong lòng người đọc. Phần kết luận sẽ gồm có:
- Chỉ ra các kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (nếu có).
- Danh sách tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn có trong bài luận văn tốt nghiệp.
- Phần phụ lục cung cấp thêm thông tin (chi tiết bảng, hình ảnh minh họa, ghi chú, thời khóa biểu thu thập số liệu, tài liệu khó tìm,..) để độc giả hiểu rõ hơn về luận văn.
3.12. Tài liệu tham khảo
– Liệt kê các tài liệu, tài liệu tham khảo đã được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn.
– Thông thường, phần này sẽ được ghi theo thứ tự tài liệu tiếng Việt trước, các tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài sau.
– Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy chuẩn APA hoặc MPA. Hoặc có thể ghi theo trình tự sau: Tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu (sách báo), nhà xuất bản, nơi xuất bản, tên tạp chí, số tạp chí, trang…
– Ví dụ như:
- Vũ Quang Dũng. (2002). Phương pháp giảng dạy. Tạp chí Sư Phạm, 10 (2): 134-136
- Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. (1979). Tập 1. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
- Cục Công nghệ. (2002). Tạp chí công nghệ, Bộ KHCN. Đăng tải ngày 12/10/2014: http://www.mot.org.vn/detail‐news‐view‐1‐27‐768_ky‐yeu‐hoi‐thao‐khoa‐hoc‐dao‐tao‐nhan‐luc‐trong‐giai‐doan‐hoi‐nhap‐va.html
3.13. Phụ lục
– Các phần phụ lục có thể bao gồm bảng biểu, hình ảnh, các bản vẽ, đồ thị, bản mẫu khảo sát, các bài báo, tài liệu chứng minh hoặc các thông tin thêm về nghiên cứu mà không phù hợp để đưa vào phần chính của luận văn.
– Lưu ý:
- Phụ lục không được có dung lượng nhiều hơn phần nội dung chính của bài luận văn.
- Chỉ đánh số trang ở phụ lục đầu tiên, từ trang phụ lục thứ hai trở đi không đánh số trang
– Ví dụ: Phụ lục 1 ở trang 80, từ phụ lục 2 tới phụ lục cuối cùng không đánh bất kỳ số trang nào nữa.
3.14. Các danh mục trong luận văn
– Danh mục ký hiệu viết tắt, chữ viết tắt:
- Đối với danh mục này các bạn có thể chia thành hai phần gồm: Các ký hiệu viết tắt và các chữ viết tắt. Như vậy sẽ giúp người đọc có thể theo dõi dễ dàng hơn.
- Các bạn có thể trình bày bằng cách kẻ bảng như sau:
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT |
CÁC CHỮ VIẾT TẮT |
AD: Tổng cầu |
TCDL: Tổng cục Du lịch |
AS: Tổng cung |
DNLH: Doanh nghiệp lữ hành |
………. |
……….. |
– Danh mục bảng:
Khi thực hiện danh mục này các bạn nên chia bảng thành các cột thể hiện số hiệu bảng, tên bảng, trang,…
- Ví dụ:
Số hiệu bảng |
Tên bảng |
Trang |
1.1 |
Số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam năm 2021 |
5 |
… |
…. |
… |
– Danh mục hình vẽ, đồ thị:
Cũng tương tự với danh mục bảng, các bạn nên chia thành các cột thể hiện các nội dung như: Số hiệu hình vẽ/ đồ thị, tên hình vẽ/ đồ thị, trang,…
- Ví dụ:
Số hiệu biểu đồ |
Tên biểu đồ |
Trang |
2.3 |
Biểu đồ lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 |
9 |
… |
… |
… |
4. Mẫu trình bày luận văn tốt nghiệp chuẩn
Bên dưới là mẫu luận văn tốt nghiệp chuẩn nhất mà Best4team đã lựa chọn:
5. 5 lỗi sai cần tránh khi trình bày luận văn tốt nghiệp
Dưới đây là 5 lỗi sai thường gặp khi trình bày luận văn tốt nghiệp:
- Lỗi chính tả và ngữ pháp: Bài luận văn tốt nghiệp cần phải được viết bằng ngôn ngữ chuẩn xác, không có lỗi chính tả và ngữ pháp, vì nếu có quá nhiều lỗi này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bài luận văn.
- Thiếu mục lục hoặc không chính xác: Mục lục là phần rất quan trọng trong bài luận văn tốt nghiệp để giúp người đọc có thể tìm kiếm nội dung một cách dễ dàng. Việc thiếu mục lục hoặc không cập nhật đầy đủ các chương, phần trong mục lục sẽ gây khó khăn cho người đọc.
- Thiếu tính thống nhất: Bài luận văn tốt nghiệp cần phải có tính thống nhất về cách viết, định dạng, chữ in, khoảng cách, căn lề, v.v… để giúp người đọc dễ dàng theo dõi và tìm kiếm thông tin.
- Sai định dạng trích dẫn và tham khảo: Định dạng trích dẫn và tham khảo là vô cùng quan trọng trong bài luận văn tốt nghiệp. Nếu không tuân thủ đúng quy định về định dạng này, bài luận văn sẽ bị coi là không có tính khoa học.
- Thiếu sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn luôn là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình viết bài luận văn tốt nghiệp. Nếu không có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn, bài luận văn sẽ khó có thể đạt được chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của đề tài.
Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp cách trình bày luận văn tốt nghiệp chuẩn nhất, mới nhất, 5 lưu ý kèm theo một mẫu trình bày để các bạn tiện tham khảo. Hy vọng sẽ giúp ích thêm kiến thức cho các bạn. Chúc các bạn đạt điểm cao khi trình bày!