Đánh giá hứng thú học tập môn Thể dục của trường THPT
- K197 Copy
- 100.000 VNĐ
- 10;11;12
- 28
- Phạm Thị Khuê
- Thể Dục
- Cử nhân đại học
- 183
- THPT Cửa Lò 2
- 9
- Giải A cấp quận năm học 2022-2023
Sáng kiến kinh nghiệm “Đánh giá hứng thú học tập môn Thể dục của trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh trường THPT của Tôi.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, thực trạng hứng thú học tập môn Thể dục của học sinh (khối 10, 11 và 12) trường THPT của Tôi căn cứ vào trình độ chuyên môn, phạm vi và điều kiện nghiên cứu. Đề tài Tôi đưa ra một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh tại trường THPT của Tôi như sau:
– Hình thành nhận thức học tập cho học sinh: Hình thành nhận thức là một nhiệm vụ rất quan trọng. Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng, nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú. Khi hình thành nhận thức cần chú ý hình thành một cách tổng quát, toàn diện và có hệ thống.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, trước tiên giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu được Thể dục là môn học như thế nào, làm cho học sinh thấy được sự cần thiết của môn học và giáo viên phải giúp học sinh xác định mục tiêu học tập. Từ đó, học sinh mới có định hướng đúng đắn cho việc học tập của mình.
Trên thực tế, Thể dục là môn học được tổ chức học tập ngoài sân tập. Chính vì vậy, giáo viên phải giảng cho các em về lý thuyết, về ích lợi của từng bài tập, từng môn thể thao…và kỹ thuật của môn đó. Tuy nhiên, thật khó cho các em để nhớ hết và hiểu rõ được với thời gian ngắn, điều kiện ghi chép lại không có. Chính vì vậy, giáo viên cần có giáo án, giáo án nên ngắn gọn, xúc tích, có thể nói rõ về những nội dung các em được học. (Ví dụ: học về môn bóng chuyền, có thể viết về lịch sử ra đời, những kỹ thuật, cũng như luật chơi, những ích lợi khi chơi môn thể thao này…).
– Hình thành cảm xúc học tập cho học sinh: Việc tạo cho các em những xúc cảm tích cực là rất cần thiết trong học tập. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải:
+ Tạo không khí vui vẻ, thoải mái mỗi giờ học: Khi Tôi quan sát một số tiết học, có một số thầy giáo rất vui tính và gần gũi khiến các em rất thích thú và vui vẻ. Việc đánh giá kết quả học tập của các em phải công bằng, tránh thiên vị, nếu không sẽ gây ra những xúc cảm tiêu cực (ví dụ: Giáo viên tham gia tập luyện, thi đấu cùng học sinh, tham gia trọng tài ….)
+ Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy môn Thể dục, cần đưa những nội dung phù hợp với sức khỏe và sở thích của học sinh hoặc học sinh được học môn thể thao tự chọn mà mình yêu thích. Đặc biệt, nên cập nhật những môn thể thao mới vào trong giảng dạy như: Võ cổ tuyền, cầu lông, bóng đá, …
+ Mặc khác, hiện nay các giáo viên trong quá trình giảng dạy đều thiên về các môn sử dụng sức lực nhiều hơn trong khi thể thao vận dụng trí óc như cờ vua hay các môn cần đến sự khéo léo, tính nghệ thuật như aerobic …ít được vận dụng. Nếu trong quá trình giảng dạy giáo viên linh động hơn phối hợp dạy cả những môn ít đòi hỏi sức lực hơn vào bài học để những học sinh có sức khỏe yếu có thể tham gia thì chắc hiệu quả giảng dạy và học tập sẽ tốt hơn.
Trên đây là một số biện pháp mà đề tài tôi đưa ra nhằm hình thành và nâng cao hứng thú học tập môn thể dục cho học sinh tại trường THPT của Tôi. Những tác động này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ vì những mặt này có tác động, hỗ trợ lẫn nhau. Mặc khác, với kết quả xếp loại và đánh giá của môn thể dục hiện nay cũng là một lý do khiến nhiều em thờ ơ hoặc chưa cố gắng nhiều cho môn họ