Khi chạy SPSS, các chỉ số trong bảng kết quả sẽ là nền tảng giúp bạn đưa ra những kết luận cần thiết cho bài làm của mình. Trong bài viết này, Best4Team sẽ chia sẻ với bạn đọc về cách tính OR trong SPSS và ý nghĩa của OR đối với kết luận của thống kê. 

Chỉ số OR là gì? Cách tính OR trong SPSS
Chỉ số OR là gì? Cách tính OR trong SPSS

1. Chỉ số OR (Odds Ratio) là gì?

Odds cung cấp thước đo khả năng xảy ra một kết quả cụ thể. Chúng được tính bằng tỷ lệ giữa số sự kiện tạo ra kết quả đó với số sự kiện không tạo ra kết quả đó. Tỷ lệ thường được sử dụng trong xác suất và thống kê.

OR (Odds Ratio) hay tỷ suất chênh là tỉ số giữa hai Odds và được biểu diễn là OR=O1/O2.

– Ví dụ: Tổng 100 học sinh, trong đó có 56 em tham gia lớp học thêm và 44 em không tham gia học thêm. Đồng thời chúng ta thực hiện việc thống kê được kết quả thi đậu hoặc thi trượt của 100 em này với kết quả có 49 em thi trượt (thi rớt) và 51 em thi đậu.

Ví dụ về Chỉ số OR (Odds Ratio)
Ví dụ về Chỉ số OR (Odds Ratio)

Tính chỉ số Odd thi trượt (thi rớt) của nhóm học sinh học thêm.

Tính chỉ số Odd thi trượt (thi rớt) của nhóm học sinh không học thêm.

Giải:

O1: là chỉ số Odd thi trượt của nhóm học sinh học thêm

O2: là chỉ số Odd thi trượt của nhóm học sinh không học thêm

Ta có:

O1 = 4/40 = 0.1

O2 = 45/11 = 4.09

Từ đó, ta sẽ tính được OR = O1/O2 = 0.1/4.09 = 0.024 

Ta thấy OR = 0.024 <1 chứng tỏ tỷ lệ thi trượt của học sinh trong nhóm học thêm thấp hơn so với tỷ lệ thi trượt của học sinh trong nhóm không học thêm. Kết luận: học thêm là có lợi đối với học sinh.

Thống kê mô tả là một dạng thống kê khá phổ biến và được dùng nhiều trong SPSS. Bạn đọc tham khảo ngay bài viết về thống kê mô tả trong SPSS từ Best4Team để có thể hiểu toàn bộ nội dung, cách thực hiện và đọc kết quả khi thực hiện chạy loại thống kê nay. Tham khảo ngay!

2. Cách tính OR trong SPSS

OR có thể được tính theo kết quả đơn biến hoặc kết quả đa biến trong SPSS. Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cách tính OR trong SPSS với các bước chạy chi tiết để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung và thực hiện theo.

2.1. Đề bài đặt ra

Biến số phụ thuộc: phải có hai giá trị 0 và 1

– A1c_7: gồm có 0 (HbA1c > 7%) và 1 (HbA1c <=7%)

Biến độc lập:

– Giới (biến định danh)

– Tuổi

– BMI

Nhiệm vụ:

– Phân tích hồi qui logistic đơn biến với từng biến độc lập

– Phân tích hồi qui logistic đa biến

2.2. Các bước tính OR

Để tính OR, Best4Team chia sẻ với bạn các bước tính cụ thể đối với 2 trường hợp thường gặp là phân tích kết quả đơn biến OR và phân tích kết quả đa biến OR.

Cách 1: Phân tích kết quả đơn biến OR

Bước 1: Chọn Analyze → chọn Regression → chọn Binary Logistics…

bước 1 tính or trong spss
bước 1 tính or trong spss

Bước 2: Chọn biến số phụ thuộc cần tính vào ô “Dependent” → chọn biến số độc lập vào ô Covariates → chọn Categorical để gán đặc tính cho biến Covariates → vào Options để chọn 95%CI cho OR

bước 2 tính chỉ số or trong spss
bước 2 tính chỉ số or trong spss

Bước 3: Chọn OK để hoàn thành thao tác → Kết quả

Bước 3 tính chỉ số or trong spss
Bước 3 tính chỉ số or trong spss
SPSS có chứa rất nhiều các tác vụ hỗ trợ người dùng xử lý và thống kê số liệu nhanh chóng và hiệu quả . Tham khảo ngay cách sử dụng SPSS trọn vẹn từ Best4Team để làm chủ phần mềm này để dù bạn là người mới bắt đầu cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng.

– Cách 2: Phân tích kết quả đa biến OR

Bước 1: Chọn Analyze → chọn Regression → chọn Binary Logistics…

Bước 2: Chọn biến số phụ thuộc cần tính vào ô “Dependent” → chọn các biến số độc lập vào ô Covariates (ví dụ minh họa các biến Gender, Age và BMI) → chọn Categorical để gán đặc tính cho biến Covariates → vào Options để chọn 95%CI cho OR

bước 2 tính chỉ số đa biến or trong spss
bước 2 tính chỉ số đa biến or trong spss

Bước 3: Chọn OK để hoàn thành thao tác → Kết quả

Bước 3 tính chỉ số đa biến or trong spss
Bước 3 tính chỉ số đa biến or trong spss
Để chạy một bài phân tích thống kê qua SPSS hoàn chỉnh thì đòi hỏi người thực hiện phải thực sự thấu hiểu về các con số, cách chạy các công cụ có trong phần mềm và phân tích kết quả chính xác. Best4Team luôn sẵn sàng hỗ trợ tối đa các yêu cầu với dịch vụ chạy SPSS tốt nhất hiện nay, Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

3. Mối quan hệ giữa OR và RR trong SPSS

OR (Odds Ratio) hay tỷ số chênh là tỉ số giữa các odds.

RR (Relative Risk) hay rủi ro tương đối là một tỷ lệ 2 xác suất.

– OR và RR đều được sử dụng trong thống kê để mô tả kích thước hiệu ứng và hướng của nó. Ưu điểm của tính toán RR là nó có cách diễn giải trực quan.

Giá trị bằng 1 cho OR hoặc RR cho thấy rằng không có sự khác biệt trong hai nhóm (có hoặc không có yếu tố rủi ro) về sự xuất hiện của các biến cố.

Giá trị lớn hơn 1 biểu thị rủi ro tăng lên.

Giá trị nhỏ hơn 1 biểu thị rủi ro giảm xuống. 

Do đó, OR hoặc RR có thể thay đổi từ 0 đến 1 đến >1. Nếu OR >1 thì nó lớn hơn RR. Ngược lại, nếu OR < 1 thì nó nhỏ hơn RR. Do đó, RR ước tính luôn gần với 1 hơn so với OR.

Ví dụ: Trong y học, một nhà nghiên cứu mong muốn nghiên cứu mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Trong dân số được nghiên cứu, một số đối tượng bị phơi nhiễm và những đối tượng khác không tiếp xúc với yếu tố rủi ro (hút thuốc). Tương tự như vậy, một số có và những người khác không có kết quả mong muốn (ung thư phổi). Quan sát này có thể được thể hiện trong bảng 2 × 2 [Bảng 1] . Chúng ta nhận được một số đối tượng có hoặc không có ung thư phổi trong hai nhóm này. OR hoặc RR được tính toán để biết mối liên quan giữa sự xuất hiện của bệnh/sự kiện giữa các nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm.

Ví dụ về mối quan hệ or va rr trong spss
Ví dụ về mối quan hệ or va rr trong spss

OR là tỷ lệ khả năng xảy ra kết quả giữa những người bị phơi nhiễm và không bị phơi nhiễm. RR (hoặc tỷ lệ rủi ro) là tỷ lệ rủi ro (xác suất) giữa những người bị phơi nhiễm và không bị phơi nhiễm. Do đó, OR là tỷ lệ của tỷ lệ và RR là tỷ lệ mới mắc ở hai quần thể. 

Bạn đọc đang loay hoay trong việc tính trung bình bằng phần mềm SPSS? Xem ngay cách tính mean trong SPSS được Best4Team giải thích và hướng dẫn kỹ càng theo từng bước có ảnh minh họa cụ thể. Tham khảo ngay!

4. Ý nghĩa của OR

Đối với kết quả của chỉ số Odd sau quá trình thống kê sẽ giúp cho bạn đưa ra được kết luận cuối cùng khi so sánh với 1. 

OR = 1: không có mối liên quan giữa hai biến cố.

OR > 1: có mối tương quan giữa hai biến cố và biến cố 2 (O2) có lợi hơn

OR < 1: có mối tương quan giữa hai biến cố và biến cố 1 (O1) có lợi hơn.

Dựa trên ý nghĩa của OR bạn có thể dễ dàng đưa ra kết luận cho tỷ lệ chênh trong bài xác suất thống kê của mình một cách dễ dàng.

Bài viết đã chia sẻ với bạn đọc các thông tin liên quan đến chỉ số OR hay tỉ lệ chênh và đặc biệt là cách tính OR trong SPSS. Hy vọng những thông tin kiến thức ở trên đã hỗ trợ cho bạn đọc phần nào những khó khăn trong quá trình thực hiện chạy thống kê trong phần mềm SPSS.

5/5 (1 Review)
Nguyễn Phương Nam
Nguyễn Phương Nam
Tôi là Nguyễn Phương Nam chức vụ phó phòng nội dung tại Best4Team. Công việc của tôi là nghiên cứu, sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực tài liệu và chạy mô hình kinh tế lượng bằng các phần mềm Eview, Stata, Spss,...
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.