Assignment là dạng bài phổ biến mà học sinh, sinh viên ngày nay thực hiện rất nhiều không chỉ ở một hay một vài môn. Tuy nhiên, không nhiều người nắm được cách làm Assignment như thế nào để bài tập thật sự hiệu quả và nhận được đánh giá cao. Hãy theo dõi bài viết này và ăn điểm tuyệt đối từ giáo viên ngay bạn nhé!

Bật mí cách làm Assignment ăn điểm tuyệt đối 
Bật mí cách làm Assignment ăn điểm tuyệt đối

Assignment là gì?

Assignment là một dạng bài tập thường được giao cho học sinh / sinh viên dưới dạng bài tập lớn, luận văn, bài luận,… Bài tập này là phần điểm yêu cầu bắt buộc phải thực hiện và thường chiếm 10 – 20% tổng số điểm của toàn khóa học.

3 mục đích chính của Assignment:

Củng cố lại kiến thức đã học: khi thực hiện assignment thì học sinh/sinh viên phải xem lại những kiến thức mình đã được học để thực hiện yêu cầu của giáo viên.

Nâng cao kiến thức đã được học: bài tập được đưa ra sẽ yêu cầu học sinh/sinh viên nghiên cứu các kiến thức và tổng hợp lại để hoàn thiện bài tập. Từ đó, học sinh/sinh viên sẽ nắm được nhiều kiến thức mở rộng hơn bên cạnh những kiến thức đã được dạy.

Cải thiện kỹ năng trình bày ý tưởng, nội dung: khi thực hiện bài tập Assignment học sinh cần phải tổng hợp nội dung kiến thức và trình bày theo một trình tự logic. Điều này có thể rèn luyện cho học sinh/sinh viên rất nhiều kỹ năng khác.

Cấu trúc của một bài Assignment hoàn chỉnh thường bao gồm 8 phần chính: tiêu đề trang; lời cảm ơn; phần tóm tắt nội dung; phần mở đầu; phần thân bài; phần kết luận; trang phụ lục và phần tài liệu tham khảo.

1. Tiêu đề trang – Title page

Phần tiêu đề trang gồm có 2 phần

Title page (trang tiêu đề) thường chứa 6 thông tin: tên môn học, tên của bạn, tên bài tập và số hiệu, tên người dạy kèm, ngày nộp hồ sơ.

Contents page (trang nội dung): ghi lại mục lục các tiêu đề và số trang gắn với tiêu đề đó.

Knowledgements: để ghi nhận những người đã giúp biên soạn bài tập hoặc hỗ trợ nghiên cứu của bạn

2. Lời cảm ơn – Acknowledgement assignment 

Trong phần này, bạn có thể bày tỏ lời cảm ơn, ghi nhận đến người đã hỗ trợ cho bạn trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Assignment. Hãy trình bày nội dung này thật ngắn gọn nhưng phải chân thành cho thấy sự biết ơn của bạn.

Lưu ý: Tùy quy định mỗi trường có hoặc không có phần này

3. Phần Tóm tắt – Abstract assignment 

Đối với phần tóm tắt ở trước mỗi phần nội dung trình bày chính thì nên khái quát lại toàn bộ nội dung bài một cách ngắn gọn nhất. Từ đó, người đọc đã phần nào hình dung được nội dung chính và phương hướng trình bày nội dung của bạn.

Lưu ý: 

– Không nên viết như một phần kết luận, nêu ra ý tưởng giải quyết hay quan điểm cá nhân về vấn đề được đưa ra.

– Tùy quy định mỗi trường có hoặc không có phần này

4. Phần mở đầu – Introduction paragraph 

Trong phần mở đầu, các phần nội dung chính được viết rõ ràng hơn ở phần tóm tắt, nội dung đi sâu và chi tiết hơn để giúp người đọc nắm bắt được phương hướng đưa ra vấn đề, nguyên nhân hay ảnh hưởng và giải pháp cho vấn đề đó.

Phần giới thiệu Assignment
Phần giới thiệu Assignment

Phần mở đầu thường bao gồm 5 nội dung chính:

– Đặt bối cảnh, định hướng cho người đọc về nội dung bạn sẽ trình bày

– Xác định trọng tâm nội dung mà bạn muốn nghiên cứu

– Bối cảnh của vấn đề – tập trung vào vấn đề được đưa ra, tại sao vấn đề đó lại quan trọng và điều gì khiến nó được quan tâm

– Nêu mục đích và mục tiêu của bạn cho bài làm – bạn hy vọng đạt được điều gì khi nghiên cứu vấn đề này

– Làm rõ phạm vi – những nội dung nào sẽ được trình bày trong bài

4.1. Cơ sở lý luận – Literature review 

Cơ sở lý luận là một phần quan trọng nếu đề tài bạn nghiên cứu mang tính học thuật cao. Đưa ra các cơ sở lý luận chắc chắn đã được chứng minh, so sánh, đối chiếu và cơ sở lý luận đó đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến vấn đề mà bạn đang trình bày trong bài.

Một cơ sở lý luận vững chắc sẽ là tiền đề tốt hướng người đọc tin tưởng nhiều hơn vào vấn đề mà bạn sẽ trình bày tiếp theo.

Lưu ý: 

– Không lạm dụng quá nhiều những lý luận vô nghĩa và không liên quan đến vấn đề chính bạn muốn trình bày.

– Tùy quy định mỗi trường có hoặc không có phần này.

Phần cơ sở lý luận
Phần cơ sở lý luận

4.2. Phương pháp nghiên cứu – Methodology 

Phần này không chiếm nhiều nội dung toàn bài nhưng là một phần cần phải có để chứng minh rằng những kiến thức, con số, số liệu bạn đưa ra là dựa trên một phương pháp chính thống và được thực hiện một cách rõ ràng.

2 phương pháp nghiên cứu thường được nêu ra gồm có: phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Trong 2 phương pháp này lại có các phương pháp cụ thể tùy thuộc vào bài làm của bạn và bạn hãy nêu ra một cách cụ thể phương pháp mình đã sử dụng.

Lưu ý: Tùy quy định mỗi trường có hoặc không có phần này

4.3. Mục đích nghiên cứu – Finding 

Một phần nhỏ quan trọng khác trong phần mở đầu là nêu ra mục đích nghiên cứu của bạn là gì. Dù bạn thực hiện bất kỳ chủ đề gì hay môn học nào thì bài assignment của bạn cũng phải có một mục đích cụ thể. Do đó, đừng quên viết phần này vào trong bài làm nhưng hãy trình bày một cách ngắn gọn nhất.

Lưu ý: Tùy quy định mỗi trường có hoặc không có phần này

5. Thân bài – Body paragraph 

Phần này là phần quan trọng nhất trong toàn bài assignment. Phần này sẽ trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, đánh giá và đưa ra kết luận về vấn đề bạn đang trình bày. Người chấm sẽ đánh giá khả năng sắp xếp nội dung, tư duy phản biện và cách trình bày các lập luận của bạn.

Trong phần thân bài thường được chia làm nhiều phần, nhiều đoạn tùy thuộc vào số lượng nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi đoạn cần phải đảm bảo 3 nội dung chính để được đánh giá là một đoạn hoàn chỉnh bao gồm:

Topic sentence (câu chủ đề): nêu ra ý chính nhất, nội dung chính của toàn đoạn.

Bằng chứng và ví dụ: đưa ra các nội dung, các bằng chứng để chứng minh cho nội dung bạn đưa ra và tốt nhất là nên có một ví dụ cụ thể.

Concluding sentence (câu kết luận): liên kết toàn bộ nội dung và kết lại ý chính.

Assignment được đánh giá độ khó hay dễ tùy thuộc vào ngành học, đề tài và chủ đề mà giáo viên đưa ra. Do đó mà rất nhiều assignment rất dễ dàng để thực hiện nhưng cũng có những đề tài rất khó nhằn. Dịch vụ viết assignment ra đời nhằm hỗ trợ tối đa những khó khăn gặp phải của các bạn sinh viên. Liên hệ và nhận hỗ trợ ngay khi cần bạn nhé!

6. Kết luận – Conclusion paragraph  

Phần kết luận cuối bài thường dùng để tổng kết lại toàn bộ nội dung chính đã được nêu ra trong bài để người đọc hay người chấm rà soát lại được mình đã không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào trong bài. Đôi khi, người viết cũng nêu ra quan điểm của mình về vấn đề đó trong phần này.

Khi viết phần kết luận bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

– Không nêu ra những ý tưởng, nội dung mới chưa xuất hiện trong bài.

– Liệt kê ngắn gọn nhất những nội dung chính.

– Trở lại câu hỏi ban đầu đưa ra để giải quyết vấn đề một cách hoàn chỉnh.

7. Trang phụ lục

Trang phụ lục đóng vai trò nhằm giải thích các nội dung viết tắt trong bài hoặc ghi lại các phần hình ảnh, biểu đồ, hình ảnh được sắp xếp theo thứ tự và có đánh số trang cho từng phần cụ thể.

Nhờ phần đọc này mà người đọc có thể dễ dàng theo dõi các nội dung về mặt dẫn chứng, mô tả hơn.

8. Phần tài liệu tham khảo

Phần tài liệu tham khảo là phần không thể thiếu trong các bài nghiên cứu assignment. Phần này sẽ cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với công sức nghiên cứu của các tác giả mà bạn đã sử dụng thông tin của họ để trình bày nội dung của mình.

Tài liệu tham khảo sẽ được trình bày theo quy chuẩn và quy định chung khi trích tài liệu tham khảo. Về cơ bản thì cần phải đảm bảo về tên tác giả, tên bài tham khảo, năm sáng tác,… để người đọc nắm được tài liệu bạn tham khảo có uy tín hay không.

Trên đây là 8 phần nội dung chính được trình bày trong một bài assignment thông thường mà người viết cần thực hiện. Để nắm rõ hơn các nội dung trên, bạn có thể tham khảo các bài assignment mẫu từ Best4Team để có được cái nhìn cụ thể và chi tiết nhất về dạng bài này.

5 bước trước và sau khi làm assignment hoàn chỉnh

5 bước trước và sau khi làm assignment hoàn chỉnh
5 bước trước và sau khi làm assignment hoàn chỉnh

Bước 1: Nghiên cứu đề tài, chọn chủ đề phù hợp

Bước đầu tiên khi làm một bài assignment là bạn phải nghiên cứu đề tài, lựa chọn chủ đề phù hợp với mình hoặc phân tích kỹ câu hỏi mà đề bài đưa ra. Để hiểu rõ đề tài bạn cần nhớ kỹ 4 lưu ý dưới đây:

– Xác định và gạch chân các từ ngữ mang ý nghĩa quyết định như: compare, suggest, analyse,… Các từ ngữ này sẽ định hướng yêu cầu chính mà bạn cần thực hiện.

– Xác định từ ngữ về chủ đề chính cần thực hiện hay thường được gọi là topic words.

– Xác định những từ khóa mang ý nghĩa thu hẹp hay còn gọi là restricting words để thu hẹp phạm vi của chủ đề chính và đi đúng hướng nội dung yêu cầu.

– Hỏi lại người hướng dẫn, thầy cô hoặc bạn bè nếu chưa thật sự hiểu rõ yêu cầu của đề bài tránh lạc đề.

Bước 2: Tập hợp thông tin, tài liệu tin cậy

Trước khi thực hiện bất kỳ một dạng bài nào thì bạn cũng cần phải nghiên cứu tài liệu kỹ càng để chắc chắn về những thông tin được đưa ra trong bài. Khi tổng hợp thông tin bạn cần lưu ý 3 điểm dưới đây:

– Thông tin được lấy từ nguồn đáng tin cậy, được đảm bảo về mặt học thuật và đã được chứng minh rõ ràng bởi những người có chuyên môn.

– Lưu lại tất cả các thông tin được sử dụng để trình bày vào phần references, tránh việc đã viết xong bài nhưng không nhớ nguồn thông tin được lấy ở đâu.

– Thông tin được sử dụng là liên quan đến nội dung bài và không lấy chỉ vì thông tin đó hay mà gây ra lạc đề.

Bước 3: Lên outline assignment

Phác thảo outline là một phần quan trọng giúp bạn hình dung ra cấu trúc của bài viết. Bên cạnh đó, khi viết bài thực tế sẽ không bị sót, thiếu ý hoặc bài viết bị lộn xộn giữa các ý với nhau. Khi lên outline cho bài assignment bạn cần lưu ý 3 điểm bao gồm:

– Các ý được tách riêng và được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng.

– Không viết quá chi tiết cụ thể như khi viết bài mà chỉ gạch đầu dòng các ý mang ý nghĩa định hướng nội dung.

– Đảm bảo ngắn gọn nhưng vẫn phải đủ ý và dễ hiểu.

Bước 4: Tiến hành viết bài

Khi đã có đầy đủ tài liệu và outline thì bước quan trọng nhất là bạn cần phải viết thành một bài làm hoàn chỉnh. Khác với phần outline thì bạn cần viết càng chi tiết càng tốt, các ý được diễn giải một cách rõ ràng và mạch lạc nhất.

Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa

Bước cuối cùng để hoàn thiện một bài Assignment là kiểm tra và chỉnh sửa cho bài làm được trình bày đẹp nhất về cả nội dung và hình thức.

Về hình thức: Bạn cần kiểm tra lại cách trình bày đã đúng quy định về Font chữ, cỡ chữ, tiêu đề hay chưa? Các phần đã được tách ý, hình ảnh hay biết đồ có bị ngắt trang hay không?

Về nội dung: bạn cần kiểm tra một lượt về ngữ pháp. các thì, từ vựng, từ nối sử dụng đúng chưa? 

Bước này sẽ giúp bạn tránh mất điểm oan ở những chỗ không đáng nên hãy thật chú ý và không nên bỏ qua nhé!

Bên cạnh các bài assignment thì essay cũng là một dạng bài thường được đưa ra bởi giáo viên/giảng viên. Chúng tôi có dịch vụ viết essay thuê để hỗ trợ các bạn thực hiện được phần bài tập khó nhằn này. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi cần.

5 Kinh nghiệm quý báu cần nhớ

Chúng tôi với nhiều năm nghiên cứu và thực hiện nhiều bài Assignment thì đã rút ra 5 kinh nghiệm quý báu mà các bạn cần nhớ bao gồm:

5 kinh nghiệm quý báu cần nhớ khi làm Assignment
5 kinh nghiệm quý báu cần nhớ khi làm Assignment

– Mẫu bài assignment thì phải kèm theo kết quả check đạo văn.

– Đừng quên đánh số trang: đánh số trang để người đọc dễ dàng theo dõi nội dung của bạn hơn.

– Tránh sử dụng các phông chữ, đường viền cầu kỳ.

– Cần có các ảnh, bảng biểu minh họa con số cho bài viết thuyết phục, tránh cắt, dán trong bài.

– Viết một bản nháp nhờ giảng viên chỉnh sửa trước khi nộp bản cuối cùng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc cách làm Assignment để ăn điểm tuyệt đối. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn đã có được những kiến thức tổng quát nhất định về các bài assignment. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để thu nạp thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

0/5 (0 Reviews)
Nguyễn Phương Nam
Nguyễn Phương Nam
Tôi là Nguyễn Phương Nam chức vụ phó phòng nội dung tại Best4Team. Công việc của tôi là nghiên cứu, sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực tài liệu và chạy mô hình kinh tế lượng bằng các phần mềm Eview, Stata, Spss,...
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.