Một bài tiểu luận đạt điểm cao không chỉ đến từ phần nội dung xuất sắc mà còn phải được trình bày chỉn chu về mặt hình thức. Vậy làm thế nào để trình bày tiểu luận đúng chuẩn? Hãy cùng khám phá câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết chia sẻ cách trình bày tiểu luận trên word đẹp và đúng chuẩn từ Best4Team bạn nhé!

Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận trong word đẹp
Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận trong word đẹp

Trước khi tìm hiểu cách trình bày bài tiểu luận, người viết cần nắm vững bố cục của bài tiểu luận. Mỗi phần nội dung trình bày trong bài đều có những yêu cầu riêng. Bố cục 1 bài tiểu luận mẫu bao gồm 13 phần cơ bản, cụ thể:

  • Trang bìa
  • Trang phụ bìa
  • Trang nhận xét
  • Lời cảm ơn
  • Lời cam đoan
  • Mục lục
  • Danh mục bảng, hình vẽ
  • Danh mục viết tắt, thuật ngữ
  • Phần mở đầu
  • Phần thân bài
  • Phần kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục

Dưới đây là các quy định chung và các quy định từng mục quan trọng cần chú ý về trình bày trong bài tiểu luận chuẩn, phổ biến nhất để bạn tham khảo.

1. Quy định chung về khổ giấy, chữ viết

  • Khổ giấy: Trang giấy A4, kích thước 21,0 x 29,7cm (trang đứng)
  • Font chữ: Time New Roman
  • Cỡ chữ: 13 – 14
  • Bảng mã: Unicode
  • Dãn cách dòng: 1.5 pt
  • Đánh số trang: Đánh ở phía dưới trang ngay chính giữa.
  • Căn lề trang: Lề trên 2,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm và lề phải 2cm.
Quy định chung về khổ giấy, chữ viết khi trình bày tiểu luận
Quy định chung về khổ giấy, chữ viết khi trình bày tiểu luận

2. Bảng quy định cỡ chữ, định dạng, căn lề trang

Bên cạnh những quy định chung thì trong tiểu luận mỗi phần nội dung khác nhau sẽ có những định riêng về cỡ chữ, định dạng, căn lề trang. Cụ thể bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.

Bảng quy định cỡ chữ, định dạng, căn lề trang
Bảng quy định cỡ chữ, định dạng, căn lề trang
  • Lưu ý

– Trích dẫn tài liệu tham khảo của tiểu luận phải theo đúng số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và phải đặt trong ngoặc vuông.

– Nội dung được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu tham khảo được đặt riêng trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần.

3. Quy định về đánh số trang

Đánh số trang là công việc cần thiết giúp người viết và người chấm bài dễ dàng tìm ra nội dung từng phần ở vị trí nào. Quy định về đánh số trang khi trình bày tiểu luận được thể hiện trong bảng bên dưới:

Bảng quy định về đánh số trang
Bảng quy định về đánh số trang
Lời cam đoan và một nội dung quan trọng trong bài tiểu luận đóng vai trò như một lời cam kết và tạo dựng lòng tin. Một lời cam đoan được thực hiện chỉn chu sẽ tạo được thiện cảm và độ tin cậy cho người chấm bài. Bạn có thể tham khảo ngay bài viết chia sẻ các mẫu lời cam đoan ấn tượng và đúng chuẩn từ Best4Team để có thêm kinh nghiệm làm bài. Xem ngay bài viết tại: Lời cam đoan trong bài tiểu luận

4. Quy định header and footer

  • Layout tiêu đề header, footer: 1,5cm
  • Sử dụng header/ footer để ghi  họ tên và MSSV của bạn trong từng trang.

5. Trình bày trang bìa, phụ bìa

5.1. Trang bìa

Trang bìa là bộ mặt của bài tiểu luận. Vì vậy bạn không chỉ cần trình bày trang bìa đúng chuẩn, đầy đủ nội dung mà còn cần phải đẹp và ấn tượng:

  • Nội dung cần trình bày trong trang bìa tiểu luận cần được trình bày theo thứ tự từ trên xuống dưới và được định dạng như sau:

– Tên trường: In hoa, in đậm, căn giữa, khổ chữ lớn

– Tên khoa: In hoa, in đậm, căn giữa, khổ chữ lớn

– Logo trường: Căn giữa

– Tiểu luận: In đậm, căn giữa

– Tên đề tài: In đậm, căn giữa

– Giảng viên hướng dẫn: Ghi chức danh, học hàm, học vị + học tên, lệch về bên phải, chữ thường

– Họ và tên người thực hiện: Ghi đầy đủ họ tên, lệch về bên phải trang bìa, chữ thường

– MSSV: Ghi đầy đủ MSSV

– Lớp: Ghi tên lớp theo tên chuyên ngành hoặc mã lớp 

– Địa điểm, thời gian thực hiện tiểu luận: Căn giữa, in đậm

  • 3 Lưu ý

– Mỗi trường, cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng về trang bìa cũng như có các mẫu chung để bạn sử dụng.

– Trang bìa khi nộp bản cứng phải được in bằng giấy cứng.

– Các yêu cầu về font chữ, căn lề trang, dãn dòng tương tự như phần quy định chung.

5.2. Trang phụ bìa

Tùy theo yêu cầu của trường/ cơ sở đào tạo mà trang phụ bìa có thể có hoặc không. Nếu có thì người viết có thể copy nội dung cùng định dạng của trang bìa làm trang phụ bìa hoặc có thể đưa thêm một số nội dung khác.

6. Cách trình bày Mục lục tiểu luận

Mục lục là phần tóm tắt những nội dung chính có trong bài tiểu luận. Khi trình bày tiểu luận phần mục lục bạn cần chú ý 2 điều sau:

  • Vị trí mục lục: Nằm sau trang bìa, lời mở đầu, lời cảm ơn và lời cam đoan.
  • Nội dung cần có trong mục lục:

– Lời mở đầu

– Lời cảm ơn

– Lời cam đoan

– Nội dung chính

– Kết luận và kiến nghị

– Phụ lục

– Tài liệu tham khảo

  • Lưu ý: Mục lục thông thường gồm bốn cấp tiêu đề, có ít nhất 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.
Một bài tiểu luận được đánh giá cao cần trình bày đúng chuẩn và có nội dung đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên việc thực hiện tiểu luận không hề dễ dàng. Vì thế, nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận thì có thể tìm hiểu qua về dịch vụ làm tiểu luận thuê của Best4Team. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn, đơn vị không chỉ mang đến sản phẩm chất lượng mà giá cả còn rất phải chăng.

7. Trình bày Danh mục bảng, hình vẽ

Đối với Danh mục bảng, hình vẽ trong bài tiểu luận, bạn cần trình bày như sau:

  • Các bảng dữ liệu trình bày trong bài tiểu luận được ghi thống nhất là Bảng. Các bảng dữ liệu là định dạng bảng (table) trong Word.
  • Các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ trong bài tiểu luận được ghi thống nhất là Hình. Với các hình dạng ảnh (photo) phải là định dạng file JPEG, TIF và có độ phân giải từ 300 dpi trở lên.
  • Các bảng dữ liệu, biểu đồ, đồ thị và hình vẽ phải có nội dung là ngôn ngữ tiếng Việt.
  • Các bảng và hình phải được đánh số riêng biệt và theo thứ tự liên tục bằng chữ số Ả Rập, số thứ tự được đặt sau từ “Bảng” hoặc “Hình”.
  • Bạn cần đặt tên chính xác, tương ứng cho nội dung của bảng và hình. 
  • Số thứ tự và tên bảng, hình được đặt ở phía trên cùng của bảng, hình đó theo chiều ngang, chữ in đậm.
  • Các bảng và hình trong bài tiểu luận phải được dẫn nguồn. Nguồn được đặt dưới cùng, chữ in nghiêng, không in đậm.
  • Trong trường hợp cần thiết bạn cần đưa thêm ghi chú để giải thích cho bảng, hình vẽ.

8. Trình bày Danh mục viết tắt, thuật ngữ

Trong khi trình bày bài tiểu luận, để cung cấp thông tin về các thuật ngữ cũng như làm rõ ý nghĩa của các từ viết tắt thì bạn cần trình bày chúng trong danh mục từ viết tắt, thuật ngữ. Thông thường, từ viết tắt, thuật ngữ sẽ được trình bày trong bảng 3 cột và được định dạng như sau:

  • Hàng trên cùng của bảng: In hoa, in đậm và căn giữa
  • Cột Số thứ tự (STT): In thường, căn lề giữa
  • Cột Từ viết tắt: In thường, căn lề phải
  • Cột Từ đầy đủ:  In thường, căn lề phải
Cách trình bày tiểu luận là một trong những khía cạnh nhỏ mà bạn cần thực hiện hiện trong khi làm tiểu luận. Vậy bạn đã nắm vững cách viết bài tiểu luận đúng chuẩn chưa? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết chia sẻ cách viết tiểu luận đến từ Best4team để tìm đáp án cho vấn đề này nhé!

9. Trình bày Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo là nội dung quan trọng thể hiện nguồn tài liệu tham khảo giá trị, độ tin cậy cao được người viết sử dụng trong bài tiểu luận. Để trình bày danh mục tài liệu tham khảo bạn cần tuân thủ một số quy tắc sau:

  •  Sắp xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC, lần lượt theo họ và tên của tác giả, tên bài viết và theo thông lệ riêng của từng nước.
  • Đối với tài liệu tham khảo là sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản
  • Đối với tài liệu tham khảo là bài báo cáo khoa học: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí và chỉ số doi (nếu có).
  • Đối với tài liệu tham khảo trên Internet: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, <liên kết trên website>, thời gian truy cập.

10. Trình bày Phụ lục

Phụ lục là nơi người viết đưa vào các nội dung, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ nhằm cung cấp thêm thông tin cho bài viết mà trước đó không thể đưa vào phần nội dung chính. Khi trình bày phụ lục bạn cần chú ý:

  • Tiêu đề phụ lục: In hoa hoặc viết hoa chữ cái đầu và bạn cần phải đồng nhất định dạng này trong cách trình bày phần phụ lục.
  • Mỗi phụ lục cần được trình bày trên một trang khác nhau và được đánh thứ tự theo số hoặc chữ cái. Ví dụ: Phụ lục 1, PHỤ LỤC A.

11. Độ dài của bài tiểu luận

  • Độ dài tối thiểu: Ít nhất 5 trang (không tính phần  phụ lục).
  • Độ dài tối đa: Nhiều nhất 20 trang (không tính phần phụ lục).
  • Độ dài của bài tiểu luận có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của từng trường/ cơ sở đào tạo.
Độ dài của bài tiểu luận
Độ dài của bài tiểu luận

Tham khảo mẫu tiểu luận trình bày đẹp

Đề tài: “Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”

5 Kinh nghiệm quý báu khi trình bày tiểu luận

Khi trình bày tiểu luận, bạn cần lưu ngay 5 kinh nghiệm vô cùng quý báu dưới đây để có một bài luận chỉn chu và đẹp mắt nhé:

  • Ấn Save sau mỗi lần chỉnh sửa.
  • Lưu 1 file bản sao bài tiểu luận trên Email hay Google Drive tránh trường hợp máy tính bị hỏng.
  • Tham khảo các mẫu bìa đẹp, mẫu lời cảm ơn, mẫu tiểu luận trình bày chuẩn,… từ những đơn vị uy tín.
  • Bạn nên đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ Họ và tên, MSSV, GVHD, Mã môn học và Tên đề tài của tiểu luận.
  • Tuân thủ những yêu cầu chung về cách trình bày do trường/ cơ sở đào tạo yêu cầu.
Tổng hợp 5 Kinh nghiệm quý báu khi trình bày tiểu luận
Tổng hợp 5 Kinh nghiệm quý báu khi trình bày tiểu luận.

Vậy là Best4Team vừa cùng bạn khám phá cách trình bày tiểu luận chuẩn xác và chi tiết nhất hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết bổ ích này bạn đã nắm vững các yêu cầu cũng như có thêm cho mình những kinh nghiệm quý báu khi trình bày bài tiểu luận của mình. Chúc bạn có một bài tiểu luận thành công và đạt điểm cao!

5/5 (1 Review)
Trần Khánh Ngân
Trần Khánh Ngân
Tôi là Trần Khánh Ngân trưởng phòng nội dung tại Công ty Best4Team. Công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.