Cấu trúc bài tiểu luận là phần quan trọng nhất để tạo ra một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Chỉ có cấu trúc đầy đủ và bố cục logic thì bài tiểu luận mới đạt được yêu cầu tối thiểu mà chưa kể đến chi tiết nội dung. Chính vì vậy, đây luôn là vấn đề được rất nhiều tân sinh viên quan tâm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Best4team tìm hiểu cấu trúc và bố cục bài tiểu luận nhé!
1. Cấu trúc bài tiểu luận như thế nào?
Tiểu luận là dạng bài yêu cầu người viết đưa ra quan điểm, phát hiện về một vấn đề theo đề tài có sẵn. Một bài tiểu luận thường có độ dài trung bình từ 5 đến 25 trang tùy thuộc vào yêu cầu nghiên cứu của bộ môn.
Cấu trúc một bài tiểu luận cơ bản thường sẽ được gói gọn trong 3 phần chính.
1.1. Phần mở đầu
Phần mở đầu thường sẽ trình bày các nội dung cơ bản sau:
Lời mở đầu
- Giới thiệu: Đây là phần đầu tiên có khả năng tạo sức hấp dẫn và thu hút cho người đọc, dẫn dắt người đọc đến với vấn đề cần bàn luận trong bài tiểu luận.
- Cách trình bày: Một phần mở đầu hay thường không quá dài, thay vào đó, sự súc tích được đặt lên hàng đầu.
- Nội dung: Người viết sẽ thể hiện tổng quan của vấn đề nghiên cứu của mình, từ đó dẫn dắt người đọc vào vấn đề bàn luận của toàn bộ bài tiểu luận. Lời mở đầu luôn cần có sự gắn kết với toàn bộ nội dung.
Lý do lựa chọn đề tài tiểu luận
- Giới thiệu: Đây là phần lý giải nguyên nhân người viết lựa chọn đề tài nghiên cứu. Để hoàn thiện phần này, tác giả cần đưa ra các yếu tố chủ quan và khách quan trong việc lựa chọn đề tài của mình.
- Nội dung: Căn cứ vào các lý thuyết, lý luận thực tiễn cũng như thực trạng vấn đề, người viết sẽ có thể làm nổi bật các hứng thú cũng như trách nhiệm nghiên cứu mà mình hướng đến. Đây chính là ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài tiểu luận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
- Phạm vi nghiên cứu chính là thuật ngữ chung để chủ các khoảng không gian, thời gian, khách thể và đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận.
- Đối tượng nghiên cứu thường là những hiện tượng nằm trong phạm vi nghiên cứu mà tác giả đang hướng đến. Còn khách thể nghiên cứu là những cá nhân, tổ chức chứa đựng vấn đề được nói đến.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
- Giới thiệu: Đây là phần mà tác giả sẽ đưa ra các phương pháp nghiên cứu mà mình sử dụng khi nghiên cứu đề tài. Những phương pháp được cơ sở giáo dục cho phép và phù hợp với các vấn đề nghiên cứu.
- Mỗi phương pháp nghiên cứu thường sẽ được phân định ra các vấn đề như: nhiệm vụ của phương pháp nghiên cứu, đối tượng hướng đến, kỹ thuật mà phương pháp sử dụng,….
- Các phương pháp nghiên cứu thường xuyên được sử dụng trong các bài tiểu luận là: Nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra, phân tích tổng hợp,…
Kết cấu bài tiểu luận
Ở phần này sẽ liệt kê các chương/nội dung chính trong bài để người đọc nắm được khái quát tiến trình nghiên cứu của bài luận.
1.2. Phần nội dung
Đây là phần quan trọng, chịu trách nhiệm triển khai hết toàn bộ nội dung được nói đến trong sườn bài tiểu luận. Trong một bài tiểu luận thường sẽ được phân định ra các chương, tạo ra một kết cấu nghiên cứu vững chắc cho toàn bộ bài tiểu luận. Kết cấu bài tiểu luận bao gồm:
- Chương 1: Lý thuyết chung hay cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng vấn đề đang được nói đến
- Chương 3: Các giải pháp để giải quyết hoặc hạn chế vấn đề
Cơ sở lý luận
Ở phần cơ sở lý luận, người viết cần đưa ra các lý thuyết khái niệm cơ bản để xây dựng nền móng cho toàn bộ bài luận của mình. Trong cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh, một phần cơ sở lý luận đầy đủ sẽ bao gồm 3 phần:
- Lịch sử nghiên cứu của vấn đề lý luận
- Các khái niệm cơ bản về vấn đề lý luận
- Các đặc điểm của phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong phần này, tác giả cần đưa ra các thực trạng xã hội của vấn đề nghiên cứu trong toàn bộ bài luận. Trong toàn bộ sườn bài tiểu luận, phần này sẽ bao gồm 3 ý chính:
- Thực trạng vấn đề bàn luận
- Nguyên nhân mà thực trạng diễn ra
- Kết quả của vấn đề
Giải pháp
- Thường thì với những vấn đề liên quan đến xã hội, người viết sẽ đưa ra các giải pháp để giải quyết hoặc hạn chế vấn đề.
- Trong khi đó, đối với những vấn đề nghiên cứu khoa học tự nhiên, phần này sẽ là các so sánh và nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra đánh giá và kết luận.
1.3. Phần kết luận
- Nội dung: Đây thường là phần chứa nội dung phản ánh toàn bộ những gì mà tác giả đã đưa ra và bàn luận trong phần mở đầu của bài viết và khẳng định ý chính của nghiên cứu.
- Cách viết: Người viết không nên đưa ra thêm các vấn đề bàn luận mới, thay vào đó bạn hãy tổng hợp lại bài viết một cách ngắn gọn và khái quát nhất có thể, sử dụng các từ nối như “kết luận” hay “tóm lại”.
Tham khảo bài viết: Tiểu Luận Là Gì? Cách Viết Tiểu Luận Điểm Cao (5 Bước & Mẫu)
2. Bố cục bài tiểu luận là gì?
Mỗi trường học, cơ sở giáo dục thường sẽ có các yêu cầu riêng trong việc trình bày các bài tiểu luận. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một khuôn mẫu bố cục nhất định được nhiều người sử dụng. Bố cục này bao gồm các phần trình bày theo thứ tự sau:
2.1. Trang bìa
Trang bìa được xem là phần đầu tiên trong bố cục của một bài tiểu luận. Đây là nơi chứa đựng toàn bộ thông tin cơ bản nhất về tác giả bài viết và đề tài, nội dung nghiên cứu.
Trang bìa thường bao gồm bìa chính và bìa phụ có cách thiết kế và trình bày nội dung giống nhau. Với bìa chính thường sử dụng các loại bìa cứng có màu sắc khác so với phần giấy ở trong. Khổ giấy được sử dụng là A4 với kích thước cơ bản.
Có nhiều cách trình bày bìa tiểu luận khác nhau, tuy nhiên, một trang bìa cơ bản thường sẽ bao gồm các ý chính sau:
- Tên trường, đơn vị đào tạo
- Tên tổ chức, tên đề tài nghiên cứu
- Tên tác giả, khoa theo học và giảng viên hướng dẫn
2.2. Mục lục
- Vị trí: Đặt ngay phía sau 2 trang bìa chính và phụ, lời nói đầu, lời cảm ơn và lời cam đoan. Đây là bộ phận có chức năng chính là thể hiện kết cấu các chương, phần trong toàn bộ bài tiểu luận.
- Yêu cầu: Mục lục luôn yêu cầu sự đơn giản và dễ hiểu tuy nhiên người viết không nên trình bày nó một cách quá sơ sài.
- Cách trình bày: Những nội dung trong mục lục thường được đính kèm số thứ tự của trang để người đọc có thể dễ dàng theo dõi và hình dung cấu trúc của bài tiểu luận.
2.3. Danh mục ký hiệu viết tắt
Danh mục ký hiệu viết tắt là danh mục thể hiện các ký hiệu, từ viết tắt được sử dụng trong bài viết. Đây có thể được coi là phần chú thích giúp người đọc dễ dàng tra cứu các phần ký hiệu, viết tắt có trong bài luận.
2.4. Danh mục hình – bảng biểu
Trong các bài tiểu luận, bên cạnh các nội dung chữ viết thông thường, người viết thường thêm vào các bảng biểu, sơ đồ,… để bài viết trở nên trực quan, dễ hiểu hơn đối với người đọc. Danh mục bảng hiệu chính là nơi tổng hợp các bảng biểu, sơ đồ được sử dụng trong bài luận.
2.5. Phần nội dung
Phần nội dung trong bố cục tiểu luận là phần mà người viết cần đảm bảo các yêu cầu về số trang, căn lề, font chữ…
Dưới đây là tham khảo về cách trình bày phần nội dung trong một bài tiểu luận cơ bản:
Đề mục | Cỡ chữ | Định dạng | Canh lề trang |
Tiêu đề cấp 1 (heading 1) | 16 | Viết hoa, in đậm | Canh trái |
Tiêu đề cấp 2 (heading 2) | 14 | Viết thường, in đậm | Canh trái |
Tiêu đề cấp 3 (heading 3) | 14 | Viết thường, in đậm | Canh trái |
Văn bản (body text) | 14 | Viết thường | Canh lề 2 bên |
Tên bảng, biểu, sơ đồ,… | 14 | Viết thường, in đậm | Canh giữa phía trên bảng |
Đơn vị tính | 13 | Viết thường, in nghiêng | Nằm phía trên và bên phải của bảng |
Nguồn | 13 | Viết thường, in nghiêng | Nằm phía trên và bên trái của bảng |
2.6. Danh mục tài liệu tham khảo
- Trong danh mục tài liệu tham khảo, người viết sẽ liệt kê các tài liệu tham khảo mà mình sử dụng trong bài viết. Từ đó, giúp bản thân tránh khỏi việc mắc lỗi đạo văn và giúp người đọc hiểu rõ hơn về bài viết của mình.
- Các nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong các bài tiểu luận đều đã được đánh giá và thẩm định qua từ nhiều bên có thẩm quyền trước khi đưa ra thị trường. Chính vì vậy, đây là nguồn tham khảo chất lượng.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Trong Word Đẹp | 5 Tips & Mẫu
Có thể nói, một bài tiểu luận đạt chuẩn cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu về bố cục và cấu trúc. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào viết bài tiểu luận, người viết cần phải có kiến thức tổng quan hơn về vấn đề này.
Mong rằng, với bài viết trên, Best4team sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích về bố cục và cấu trúc bài tiểu luận. Từ đó, xây dựng các văn bản khoa học một cách đầy đủ và vững vàng hơn.