Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng như người mẹ thứ hai giúp đỡ cho các em làm quen, thích ứng, định hướng và động viên trong suốt quá trình học tập. Hãy cùng Best4Team tham khảo ngay một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp hữu ích qua bài viết sau đây.

Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm
Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm

BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI 2023 -2024 CÓ POWERPOINT (SLIDE)

TÊN ĐỀ TÀI LINK DEMO SLIDE
CN01 Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề cho học sinh lớp 4 Tải ngay Xem ngay
CN02 Biện pháp rèn luyện kĩ năng sống thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm theo chủ đề cho học sinh lớp 5 Tải ngay Xem ngay
CN03 Ứng dụng mô hình hộp thư cảm xúc vào xây dựng lớp học thân thiên, học sinh tích cực cho học sinh lớp 2 Tải ngay Xem ngay
CN04 Rèn luyện nề nếp học tập và tính tự chủ cho học sinh lớp 1 thông qua sinh hoạt 15 phút đầu giờ Tải ngay Xem ngay
CN05 Biện pháp thực hiện tốt lớp học thân thiện cho học sinh tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp 3 Tải ngay Xem ngay
CN06 Biện pháp xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho học sinh lớp 1 thông qua công tác chủ nhiệm Tải ngay Xem ngay
CN08 Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện và phát huy sự tích cực của học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 Tải ngay Xem ngay
CN10 Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và giảng dạy Tải ngay Xem ngay
CN11 Biện pháp phát huy năng lực và vai trò của nhóm trưởng trong hoạt động nhóm thông qua công tác chủ nhiệm Tải ngay Xem ngay
CN12 Biện pháp giáo dục lòng nhân ái, góp phần giảm thiểu bạo lực học đường cho học sinh tiểu học Tải ngay

1. Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập

Với quá trình nghiên cứu từ những thầy cô có kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm giỏi, Best4Team đưa cung cấp cho bạn đọc 6 giải pháp hữu ích về công tác chủ nhiệm để tham khảo và thực hiện theo để cải thiện quá trình giảng dạy của mình.

1.1. Tìm hiểu và nắm bắt tình hình từng đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm

Trong một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập được chúng tôi tổng hợp thì điểm đầu tiên đó là người giáo viên cần phải tìm hiểu và nắm bắt được tính cách và thông tin của từng thành viên trong lớp. 

– Việc nắm được thông tin và hiểu học sinh sẽ là tiền đề để giáo viên có thể xây dựng lớp học những biện pháp phù hợp, linh hoạt trong công tác chủ nhiệm. Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần phải tiến hành điều tra cơ bản về tình hình lớp. 

– Cụ thể là tìm hiểu về đặc điểm tâm lý, tư tưởng, đạo đức, năng lực, sức khỏe, khả năng học tập và hoàn cảnh gia đình của từng em. Giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụng một số phương pháp sau đây để có thể tìm hiểu về học sinh của lớp:

+ Nhận bàn giao và tìm hiểu thông tin từ giáo viên chủ nhiệm lớp của năm học trước đó và học bạ .

+ Tiến hành thu thập thông tin qua phiếu khảo sát đầu năm và kiểm tra chất lượng của học sinh để đánh giá tình hình sau thời gian nghỉ hè.

+ Quan sát hoạt động của học sinh trong từng hoạt động, trong từng giờ học, giờ chơi, trò chuyện với học sinh …

+ Trong các buổi họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm trao đổi các nội dung cần tìm hiểu .

+ Qua các thông tin thu thập được, giáo viên chủ nhiệm có thể áp dụng những biện pháp giáo dục phù hợp, xây dựng các phương thức tác động đến từng cá nhân học sinh.

Ngoài các bài sáng kiến kinh nghiệm cực ấn tượng trên Best4team còn dành riêng 1 bài viết gồm danh sách các mẫu skkn lớp 1 được liên tục cập nhật mới. Tham khảo ngay!

1.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức lớp học

Trong một nghiên cứu khác liên quan đến một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp thì hoàn thiện cơ cấu tổ chức lớp học là hết sức cần thiết và cần phải thực hiện tại tất cả các lớp học: 

– Việc bầu chọn và xây dựng bộ máy tự quản lớp học là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp. 

– Đây là phần quan trọng trong một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp. Một bộ máy tự quản (Ban Cán sự) hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 vị trí và nhiệm vụ cụ thể sau đây:

  • Lớp trưởng: là người có vai trò trong việc theo dõi và kiểm tra mọi hoạt động của lớp. 
  • Lớp phó học tập: Có nhiệm vụ theo dõi và đốc thúc việc học tập của lớp. 
  •  Lớp phó văn nghệ: phụ trách các hoạt động văn nghệ thể thao của lớp. 
  •  Tổ trưởng (Số lượng tổ/ một lớp là 4): Sau khi lớp học được chia làm 4 tổ thì tổ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về các hoạt động của tổ mình

1.3. Xây dựng nề nếp kỷ luật cho học sinh ở lớp

Xây dựng nề nếp kỷ luật cho học sinh ở lớp
Xây dựng nề nếp kỷ luật cho học sinh ở lớp

Để xây dựng nề nếp kỷ luật cho học sinh ở lớp, một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp cần phải thực hiện bao gồm:

– Một lớp học sẽ được coi là có kỷ luật khi các thành viên trong lớp tuân thủ những nội quy chung. 

– Sau khi nắm rõ được Điều lệ trường tiểu học, nội quy của trường học, giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào để xây dựng nên nội quy phù hợp với thực tế của lớp mình. 

– Nội dung bản nội quy hướng vào những vấn đề: Quy định về tính chuyên cần, tinh thần thái độ học tập, các hình thức tổ chức học tập, sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức giữ vệ sinh, bảo vệ tài sản chung của nhà trường….

– Bảng nội quy được gắn ở lớp để học sinh dễ nhớ và thực hiện. 

– Việc theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của học sinh phải được tiến hành thường xuyên.  

– Bên cạnh đó, mỗi lớp học cũng có thể sáng tạo thêm cho mình các cách thức khác nhau để nâng cao tính kỷ luật cho tập thể và đến từng cá nhân. 2 cách xây dựng nề nếp từ trong lớp học mà giáo viên chủ nhiệm có thể tham khảo bao gồm:

+ Lập sơ đồ lớp học rõ ràng và chi tiết: giúp cho lớp học không bị lộn xộn, học sinh tự ý thay đổi vị trí và các giáo viên bộ môn hoặc những người không trong lớp học có thể dễ dàng nắm bắt.

+ Xây dựng và lựa chọn ra các tiêu chí thi đua cụ thể: giúp các em học sinh biết được chính xác mình cần phải làm gì để đưa tập thể lớp đạt được những kết quả như mong muốn và góp phần xây dựng tập thể vững mạnh.

1.4. Phát huy tính tích cực tự giác của học sinh

Tính tích cực nhận thức của bản thân của học sinh càng cao thì sự tư duy sẽ càng phong phú và những kiến thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn. Mục tiêu đó có thể được thực hiện thông qua 3 hoạt động sau:

– Tổ chức các phong trào thi đua:  Phong trào thi đua tuần, tháng là việc nên làm không thể thiếu được của những người làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Bởi tâm lý học sinh luôn thích nhận được sự khen ngợi và công nhận.

– Khuyến khích, nêu gương những học sinh đã thực hiện tốt nề nếp lớp học: Nếu được khen ngợi đúng nơi, đúng lúc thì các em càng tiến bộ hơn. Hàng ngày trong các tiết học giáo viên thường nêu gương những em tốt như: có ý thức học tập, hăng say phát biểu xây dựng bài, đến trường cũng gọn gàng, sạch sẽ, ,…

– Cho học sinh rèn luyện ý thức tự giáo dục bằng sổ tự cập nhật: thúc đẩy tính tự giác trong từng cá nhân, cá em sẽ tự theo dõi hoạt động của bản thân để hoạt động được nâng cao hơn.

Nhắc nhở, động viên những em còn yếu kém: giáo viên chủ nhiệm dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. 

Đây là một trong những biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với xu hướng giáo dục hiện nay đó là lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo, học sinh sẽ giữ vai trò chủ chốt trong việc quyết định chất lượng giáo dục. 

Không chỉ đưa đến các bài sáng kiến về công tác chủ nhiệm, Best4team cũng cung cấp cho bạn miễn phí bộ sáng kiến kinh nghiệm quản lí tiểu học với nhiều tài liệu chi tiết, kiến thức mới mẻ và độc lạ. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!

1.4. Hình thành cho học sinh ý thức tập thể

Để hình thành cho học sinh một ý thức tập thể, một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập cần thực hiện là:

– Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về các bạn cùng lớp để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập. 

– Ngoài ra, giáo viên có thể dành một chút thời gian đầu buổi học hoặc qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm để trò chuyện cùng học sinh. Qua những hoạt động đó tạo mối gắn kết các em lại thành một tập thể  đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. 

Trong một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, việc phối hợp tích cực với phong trào Đội – Sao nhi đồng, kết hợp với các đoàn thể trong trường để thực hiện tổ chức các buổi dã ngoại,ngoại khóa theo chủ điểm của từng tháng, từng tuần để qua những hoạt động đó giáo dục cho các em tính tích cực, tính tự giác và giáo dục những hành vi đạo đức tốt cũng là một phần được các giáo viên chủ nhiệm chú trọng.

1.5. Tạo sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh học sinh

– Cha mẹ học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Gia đình chính là chiếc cầu nối, là phương tiện để giúp đỡ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục cá nhân và tập thể. 

– Để việc kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh có hiệu quả, trong năm học, giải pháp hữu ích về công tác chủ nhiệm thì người giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình học sinh bằng 4 hình thức cụ thể như: 

+ Sổ liên lạc

+ Nhắn tin

+ Gọi điện thoại 

+ Thông qua trao đổi trong các buổi họp phụ huynh định kỳ

– Trong quá trình dạy học, nếu học sinh nào có biểu hiện chưa tốt, còn mắc nhiều khuyết điểm, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm giỏi cần trực tiếp liên hệ cho phụ huynh để phụ huynh nắm được tình hình con em mình và kết hợp đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.

– Không những vậy, giáo viên chủ nhiệm có thể đồng hành cùng phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ thông qua việc chia sẻ những thông tin hữu ích mà các thầy/ cô sưu tầm, tích lũy được.

Nếu bạn đang tìm kiếm tài liệu giáo dục, đặc biệt là các sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội, hãy tham khảo bài viết Sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội từ Best4team được chọn lọc kỹ càng và đánh giá cao về chất lượng. Đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá để các giáo viên tham khảo.

1.6. Công tác giáo dục học sinh cá biệt

Trong một vài lớp học trường có các học sinh cá biệt chưa thật sự đi theo sự phát triển tập thể lớp. 

Đối với người chủ nhiệm có kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm giỏi thì sẽ  không được loại bỏ hay trì triết các em đó mà cần phải giáo dục theo đúng cách để các em thật sự hòa nhập với tập thế và phát huy được những đặc điểm cá nhân một cách tốt nhất.

2. Vai trò và vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong lớp học

Chúng ta luôn biết rằng giáo viên chủ nhiệm luôn đóng vai trò rất quan trọng trong môi trường giáo dục không chỉ là quản lý học sinh mà còn cả giúp các em hoàn thiện hơn về con người và phẩm chất. Dưới đây là 4 vai trò quan trọng mà bất kỳ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng phải đảm đương:

Vai trò và vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong lớp học
Vai trò và vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong lớp học

2.1. Thay mặt cho hiệu trưởng quản lý và tổ chức lớp học

– Trước hết, giáo viên chủ nhiệm là người được chính hiệu trưởng bổ nhiệm và phải là người có đầy đủ các yếu tố về kinh nghiệm, uy tín riêng. Chính vì thế, người giáo viên chủ nhiệm sẽ thay mặt cho hiệu trưởng tiến hành quản lý và tổ chức quá trình học tập nhằm đạt các mục tiêu đào tạo đặt ra.

– Không những vậy, giáo viên chủ nhiệm còn là người đại diện cho quyền lợi tập thể của lớp học, truyền đạt những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của học sinh lên Ban giám hiệu nhà trường. 

Đối với giáo viên đang tìm kiếm ý tưởng cho đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, đây là một gợi ý về bộ sưu tập sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh xuất sắc và đạt giải cao do Best4team tổng hợp. Các thầy cô hãy tham khảo ngay nhé!

2.2. Người xây dựng tập thể thành một khối đoàn kết

Giáo viên chủ nhiệm trở thành cố vấn về phương pháp công tác cho ban cán sự lớp, cần phát huy vai trò tự quản và tinh thần sáng tạo của các em, luôn ủng hộ những sáng kiến của ban cán sự và tất cả học sinh, chỉ đạo thực hiện để các sáng kiến đó trở thành hữu ích. 

– Người giáo viên chủ nhiệm còn phải là nhân vật chủ chốt xây dựng đội ngũ cán bộ trong lớp học, giúp duy trì trật tự, sự tin tưởng trong một tổ chức và phải gắn kết từng cá thể để tạo thành một khối đoàn kết với nhau.

Giải quyết những vấn đề mâu thuẫn nội bộ một cách kín đáo và chủ động để mỗi cá nhân trong lớp luôn sẵn sàng chia sẻ, quan tâm và gắn bó với nhau.

2.3. Người tổ chức những hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp

– Vai trò chính quan trọng nhất của người giáo viên chủ nhiệm là phải sắp xếp, thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong lớp học

– Khi thấy một vấn đề ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh hay ảnh hưởng đến quá trình dạy học của các giáo viên bộ môn, người giáo viên chủ nhiệm sẽ phải đứng ra để giải quyết và thúc đẩy quá trình để hoạt động lớp học không bị ngưng trệ.

– Người giáo viên chủ nhiệm cũng cần thường xuyên sáng tạo, phát triển các phương pháp học tập mới để giúp không khí lớp học luôn sôi nổi, nhiệt huyết và học sinh luôn được truyền cảm hứng để học tập tốt hơn.

2.4. Giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với lực lượng giáo dục

– Một vai trò khác của người giáo viên chủ nhiệm mà không thể không kể đến đó là việc điều phối và là cầu nối giữa lớp học với các giáo viên bộ môn, ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường.

– Bên cạnh đó, người giáo viên còn là cầu nối vững chắc gắn với phụ huynh để duy trì một đoàn thể hoàn thiện từ trường đến nhà.

Sự đổi mới trong tư duy và sáng tạo trong cách thức quản lý lớp học của các giáo viên chủ nhiệm chính là điều kiện cần và đủ để góp phần nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà. Mong rằng với một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ hữu ích cho các thầy/ cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” của mình. 

Như vậy Best4Team đã chia sẻ cho thầy cô rất chi tiết một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm để mình có thể làm tốt hơn trong các năm học tới. Hãy tiếp tục theo dõi các chia sẻ tiếp theo từ chúng tôi để có thêm được thật nhiều những ý tưởng mới trong quá trình dạy học của mình nhé!

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

5/5 (1 Review)
Trần Khánh Ngân
Trần Khánh Ngân
Tôi là Trần Khánh Ngân trưởng phòng nội dung tại Công ty Best4Team. Công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.