Stata là một phần mềm được StataCorp tạo ra từ năm 1985 được dùng trong kinh tế lượng và thống kê. Tuy nhiên để bắt đầu sử dụng phần mềm và xử lý dữ liệu một cách thật hiệu quả chúng ta cần tham khảo các bước cụ thể. Chúng tôi đã tổng hợp và hướng dẫn chi tiết cách chạy Stata từ việc làm quen giao diện cho đến các bước thao tác phân tích và xử lý dữ liệu, xuất kết quả báo cáo. Tham khảo ngay dưới đây!

1 Huong dan cach chay Stata toan tap

1. Xác định mục đích cần xử lý số liệu Stata

Phần mềm Stata thường được ứng dụng phổ biến trong các ngành học như kinh tế, xã hội, y học, dịch tễ, khoa học chính trị nghiên cứu, giúp người dùng dễ dàng thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, nghiên cứu dữ liệu để tạo ra báo cáo. 

Bước đầu tiên mà người dùng cần lưu ý đó chính là xác định mục đích và nhu cầu khi thực hiện phân tích và xử lý số liệu Stata.Từ bước xác định mục đích phân tích này bạn sẽ biết cần chuẩn bị số liệu như thế nào, thao tác vào phần nào để xử lý, kết quả đầu ra là gì?

Hiện nay có thể kể đến 3 nhóm ứng dụng cụ thể của phần mềm Stata là: 

  • Quản lý dữ liệu: ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng, dễ dàng quản lý được những nguồn dữ liệu.
  • Phân tích thống kê: điểm sáng là khả năng phân tích hồi quy và khả năng phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu. 
  • Vẽ đồ thị: người dùng có thể vẽ nhiều kiểu biểu đồ khác nhau như Bar charts, Box plots, Histograms, Spike plots, Pie charts,…

Chúng ta cũng có thể sử dụng các tính năng đồ họa như kết hợp đồ thị, tạo các đường kết nối,… và dễ dàng vẽ các loại đồ thị phù hợp hồi quy để hỗ trợ cho việc thống kê, tính toán.

2 Xac dinh muc dich can xu ly so lieu Stata

2. Mở phần mềm Stata

Tại giao diện phần mềm Stata, ngoài thanh công cụ tập hợp các menu câu lệnh, màn hình làm việc của Stata bao gồm 5 cửa sổ chính sau:

  1. Cửa sổ quản lý biến (Variables): nơi thể hiện các biến được khai báo và sử dụng trong file dữ liệu cần xử lý.
  2. Cửa sổ thuộc tính biến (Properties): thể hiện các thuộc tính của các biến được khai báo (tên, loại thuộc tính, nhãn,…)
  3. Cửa sổ nhập lệnh (Command): nơi nhập các câu lệnh để chạy dữ liệu trên hệ thống. Có thể bấm phím PGUP hoặc PGDN để trở về trước hoặc về sau câu lệnh hiện tại. 
  4. Cửa sổ lịch sử lệnh (Review): hiển thị lịch sử các câu lệnh mà người dùng vừa nhập hoặc vừa chạy dữ liệu. Chúng ta có thể thực hiện lại các câu lệnh trước đó bằng cách chọn một hay nhiều câu lệnh cần thực hiện ở cửa sổ Review => Right-click => Do Selected. 
  5. Cửa sổ hiển thị kết quả: thông báo kết quả xử lý dữ liệu hiển thị trên màn hình chính giữa.

3 Giao dien va cac cua so phan mem Stata

3. Quản lý dữ liệu

Các lệnh quản lý dữ liệu của phần mềm Stata có ưu điểm là tính đơn giản, dễ sử dụng. Người dùng không phải thực hiện các thao tác quá phức tạp mà vẫn dễ dàng quản lý được những nguồn dữ liệu mà bản thân đang có.

Nếu bạn mới học cách sử dụng Stata thì cần lưu ý, nó chỉ phù hợp với những người muốn xử lý từng file dữ liệu vì trong mỗi thời điểm, phần mềm chỉ làm việc với một tập dữ liệu (dataset) duy nhất trong bộ nhớ và những lệnh chúng ta thực hiện sẽ tác động lên tập dữ liệu này.

Để mở một file dữ liệu, từ thanh menu chọn File -> Open ->chọn file cần mở hoặc sử dụng lệnh File-> Import -> Excel spreadsheet.

4 Thuc hien mo file du lieu

Để quản lý và phân tích dữ liệu trên các phần mềm thống kê như Stata, SPSS người dùng sẽ cần một quá trình để có thể khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. B4Team hỗ trợ dịch vụ spss và chạy Stata tận tình với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp quá trình thao tác của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn. Tham khảo dịch vụ ngay!

4. Phân tích thống kê trong Stata

Dưới đây là hướng dẫn cách chạy Stata để thực hiện các thao tác phân tích thống kê số liệu

4.1. Mô hình hồi quy OLS

 Để thực hiện mô hình hồi quy OLS trong phần mềm Stata ta có 2 cách như sau:

Cách 1: Dùng Menu hồi quy tuyến tính trong phần mềm Stata

  • Đầu tiên bấm vào thanh menu chọn Statistics > Linear models and related -> Linear regression

5 Chon Statistics va thao tac

  • Tiếp theo chọn biến phụ thuộc của vào ô Dependent Variable (ở đây là CASH) và các biến độc lập vào ô Independent Variables.

6 Nhap vao o Dependent Variable

  • Sau đó ấn chọn tab Reporting và click vào ô Standardized beta coefficients để hiển thị hệ số hồi quy.

7 Chon tab Reporting va chon he so hoi quy

  • Cuối cùng, nhấn OK để hiển thị kết quả

Cách 2: Dùng lệnh trong Stata hồi quy tuyến tính OLS

  • Lệnh rất đơn giản là Gõ lệnh regress hay reg : reg_tênbiếnphụthuộc,têncácbiếnđộclập dùng để chạy mô hình hồi quy theo phương pháp OLS (Ordinary Least Square).

8 Dung lenh trong Stata hoi quy tuyen tinh OLS

  • Vẫn sử dụng bộ dữ liệu mosl.dta như trên ta có kết quả

9 Ket qua hien thi

Kết quả vẫn không khác cách 1 tuy nhiên với cách 2 thì thao tác sẽ nhanh hơn.

4.2. Kiểm định t (t-test) trong Stata

Trong nhiều trường hợp cần so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu hoặc nhiều chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa hai đối tượng bạn quan tâm

Để thực hiện kiểm định trung bình cho tổng thể với các điều kiện cần thiết của t-test ta thao tác:

  • Chọn Statistics và thao tác như hình dưới để chọn kiểm định 1 hay nhiều biến

10 Thao tac tai menu cong cu o muc Statistics

  • Gõ lệnh ttest vào cửa sổ lệnh Command

11 Go lenh ttest vao cua so lenh

  • Enter để chạy câu lệnh kiểm định và đọc kết quả 

12 Ket qua hien thi

  • Thực hiện thêm các kiểm định khác tương tự bằng câu lệnh t-test

13 Thuc hien cau lenh ttest tuong tu

4.3. Mô hình hồi quy VAR

Dưới đây là các thao tác thực hiện mô hình hồi quy VAR để nắm bắt các phụ thuộc tuyến tính giữa các chuỗi thời gian.

  • Mở phần mềm Stata lên, vào menu công cụ nằm phía trên cùng các bạn chọn Data – Data Editor giống như hình bên dưới để kiểm tra dữ liệu

14 Thuc hien kiem tra du lieu

  • Thực hiện lệnh chạy hồi quy VAR: Statistics -> Multivariate time series -> Vector autoregression (VAR)

15 Thuc hien lenh chay hoi quy VAR

16 Ket qua thuc hien

Đôi khi việc thực hiện chạy mô hình nghiên cứu sẽ gặp những rào cản và câu lệnh vì 1 lý do nào đó bị lỗi dẫn đến kết quả hồi quy không đúng như mong muốn.. Để giải quyết nỗi lo ấy và tiết kiệm thời gian, B4T cung cấp ngay dịch vụ chạy mô hình kinh tế lượng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

5. Vẽ đồ thị

Một ứng dụng nổi bật của phần mềm Stata là vẽ đồ thị. Thông qua các thao tác đơn giản trên phần mềm, bạn có thể vẽ nhiều kiểu biểu đồ khác nhau như: Bar charts, Histograms, Pie chart, Scatterplot matrices, Dot charts,Line charts, Area charts,… 

Câu lệnh chính dùng để vẽ đồ thị: twoway tại cửa sổ lệnh Command hoặc Lệnh tên biểu đồ + tên biến (Scatter ROA,…)

  • Ví dụ câu lệnh vẽ đồ thị Scatter Plot: twoway(scatter a23x11…)

17 Thuc hien cau lenh ve bieu do Scatter

18 Ket qua ve bieu do Scatterplot

  • histogram hay hist dùng để vẽ đồ thị phân phối tần suất của một biến, ví dụ biến ROA

19 Ket qua ve bieu do Histogram

Bạn cũng có thể sử dụng các tính năng đồ họa như kết hợp đồ thị, tạo các đường kết nối, mở rộng trục và ghi nhãn, mở nhiều cửa sổ biểu đồ, kiểm soát màu sắc và đổi trong suốt….. 

Bạn có thể chỉ và nhấp để tạo một biểu đồ tùy chỉnh. Với thao tác chỉnh sửa biểu đồ – Graph Editor – được tích hợp, chúng ta có thể thay đổi thêm tiêu đề (title), ghi chú (notes), dòng (lines), mũi tên (arrows) và văn bản (text),…

6. Cách xuất file kết quả và báo cáo

Sau khi đã mở file dữ liệu và thực hiện chạy mô hình Stata, ta sẽ có file kết quả được đưa ra màn hình.

Để lưu dữ liệu toàn bộ kết quả ta chọn File -> Save và lưu với tên file mới. Lưu ý là file không dấu, đuôi file là .dta

Để xuất file kết quả theo vùng và thực hiện các phân tích báo cáo ta thao tác như sau: 

  • Kéo chuột và bôi đen vùng dữ liệu kết quả được hiển thị 
  • Chọn tùy chọn copy như Picture (dạng hình ảnh), Table (dạng bảng), HTML(dạng lập trình), Text (dạng văn bản),…

20 Luu file ket qua

Trong quá trình thực hiện thống kê, việc sử dụng và thao tác trên phần mềm Stata là vô cùng quen thuộc. Hy vọng với những thông tin hướng dẫn chi tiết của chúng tôi đã giúp các bạn mới tìm hiểu và áp dụng được cách chạy Stata cho bài nghiên cứu của mình tốt nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ cho bài viết của mình, hãy liên hệ ngay hotline: 0915521220 và email: best4team.com@gmail.com, website: best4team.com để được hỗ trợ nhanh nhất bởi đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.

5/5 (1 Review)
Nguyễn Phương Nam
Nguyễn Phương Nam
Tôi là Nguyễn Phương Nam chức vụ phó phòng nội dung tại Best4Team. Công việc của tôi là nghiên cứu, sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực tài liệu và chạy mô hình kinh tế lượng bằng các phần mềm Eview, Stata, Spss,...
guest
1 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Nga
Nga
9 months ago

Bài viết rất hay và rõ ràng, dễ hiểu! Các ơn các bạn rất nhiều!

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.