Bạn là giáo viên Sinh học lớp 11 nhưng không có thời gian biên soạn giáo án theo khung chương trình mới? Đừng lo, hãy tham khảo ngay kho Giáo án Sinh học lớp 11 sách Cánh Diều mới nhất được biên soạn bám sát hướng dẫn đề án 5512 mà Best4team chia sẻ ngay bên dưới. Tải về và tham khảo bạn nhé!

1. Giáo án Sinh học lớp 11 bản word và PowerPoint sách Cánh Diều

1.1. Mẫu giáo án Sinh học lớp 11 bản Word chủ đề 4

Bài 21: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Thông tin file giáo án word

  • Nội dung giáo án được viết chi tiết, rõ ràng và mạch lạc theo mẫu giáo án 5512 của Bộ GD.
  • Tất cả các bài giảng trong môn học đều được soạn theo mẫu giáo án ở trên.
  • Tài liệu giáo án có thể tải về dưới định dạng Word, cho phép dễ dàng chỉnh sửa và tùy biến theo ý muốn.
  • Nội dung giáo án được biên soạn cẩn thận và cụ thể, đảm bảo sự logic và sự liên kết giữa các phần.
  • Sử dụng font chữ Times New Roman, một font chữ phổ biến và dễ đọc, để đảm bảo tính đồng nhất và thuận tiện cho người đọc.
  • Đảm bảo tuân thủ các yếu tố trên sẽ giúp nội dung giáo án trở nên dễ đọc và dễ tiếp thu cho người sử dụng.

1.2. Giáo án PowerPoint môn Sinh học 11 sách Cánh Diều

Mẫu slide giáo án điện tử lớp 11 môn Sinh học chủ đề 1

Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

giao an PowerPoint sinh hoc lop 11 sach canh dieu
Giáo án PowerPoint môn Sinh học 11 sách Cánh Diều

Thông tin file giáo án powerpoint (slide) lớp 11 môn Sinh học

  • Giáo án có sẵn để tải về dưới định dạng Powerpoint, giúp dễ dàng trình bày và chia sẻ.
  • Sử dụng font chữ Times New Roman, một font phổ biến và dễ đọc, để đảm bảo tính đồng nhất và tăng cường khả năng đọc hiểu.
  • Dễ dàng chỉnh sửa nội dung của giáo án để phù hợp với nhu cầu
  • Sử dụng các yếu tố hình ảnh, màu sắc và hiệu ứng để làm cho giáo án trực quan và hấp dẫn.

2. Giá tải Word + Powerpoint giáo án Sinh học lớp 11 Cánh Diều

Phí giáo án Word Phí giáo án Powerpoint (Tặng Word)
Cả năm 450.000 750.000
1 kì 300.000 450.000

Khách mua giáo án PowerPoint tặng Word

3. Thời gian bàn giao giáo án word và giáo án điện tử Sinh học 11 Cánh Diều

3.1. Thời gian bàn giao giáo án word

Đợt bàn giao Thời gian bàn giao Nội dung
1 20/7 Bàn giao 1/2 kì 1
2 20/8 Bàn giao đủ kì 1
3 25/10 Bàn giao 1/2 kì 2
4 25/12 Bàn giao đủ cả năm

3.2. Thời gian bàn giao giáo án PowerPoint lớp 11 môn Sinh học Cánh Diều

lich gui bai giao an ppt
Lịch gửi bài giáo án powerpoint của Best4Team

4. Cách thức đặt mua giáo án Sinh học lớp 11 sách Cánh Diều

Hình thức thanh toán:

Với khách hàng mua full bộ:

Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án

Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.

Với khách hàng mua lẻ từng bài: Vui lòng nhắn tin vào Zalo mã tài liệu cần mua

Để đặt mua, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuyển phí vào:

  • Số tài khoản: 1026173248 
  • Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh 
  • Ngân hàng Vietcombank 

Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo qua Zalo: 091 552 1220

5. Nội dung chi tiết giáo án word  Sinh học 11 Cánh Diều

CHỦ ĐỀ 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA    

BÀI 2. TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật.
  • Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
  • Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
  • Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
  • Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây. Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây.
  • Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây.
  • Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
  • Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái quát về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về các giai đoạn của sự trao đổi: hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng, thoát hơi nước ở lá. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và thực tiễn.

Năng lực riêng: 

    • Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật; Mô tả được ba giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây; Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ; Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng; Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và cơ chế đóng mở khí khổng; Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng; Trình bày được nguồn cung cấp nitrogen và quá trình hấp thụ, biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
    • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Quan sát và nhận biết một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng; Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí đối với cây trồng; Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
  • Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Video về quá trình di chuyển của nước khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ: https://youtu.be/OaEu82di8Os.
  • Video về đóng mở khí khổng và cơ chế: https://youtu.be/JQvdXX7hGqI  và http://youtu.be/9FAl0AtAHow 
  • Phiếu học tập số 1: Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật.
  • Phiếu học tập số 2: Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  • Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  • Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.
  • GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 2.1 và cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cấp đủ nước và chất khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?”
  •                                   b)                                  c)

Hình 2.1 Lá cà chua trong điều kiện bình thường (a), thiếu nước (b), thiếu dinh dưỡng khoáng (c).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

– Đáp án : Cây có hiện tượng khô héo, vàng lá và có thể chết khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng. Để tránh xảy ra hiện tượng này, nên cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng..

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Nước và khoáng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật. Vậy thực vật hấp thụ và sử dụng chúng như thế nào? Và tưới cây như thế nào là hợp lí? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.”
  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng ở thực vật.

  •   Mục tiêu: 

– Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật

– Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật.

– Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.

  •  Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hưỡng đẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.
  •  Sản phẩm: Các ý kiến trao đổi, thảo luận của HS, câu trả lời của HS cho các yêu cầu, câu hỏi của GV.
  •  Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Nêu vai trò của nước trong cơ thể thực vật. Tại sao nước lại quan trọng với đời sống thực vật

Câu 2: Dinh dưỡng ở thực vật là gì?

Câu 3: Phân biệt nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng ở thực vật. Lấy ví dụ

Câu 4: Nêu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với thực vật

Câu 5: Hoàn thành bảng 3.1 SGK về vai trò một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và triệu chứng điển hình ở cây khi thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng.

Nguyên tố Vai trò Triệu chứng điển hình ở cây thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng
Nitrogen
Phosphorus
Potassium
Calcium
Magnesium
Sulfur
Iron
Chlorine
Manganese
Copper
Zinc
Molybdenum
Boron

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

– Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Vai trò của trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Vai trò của nước ở thực vật

– Đáp án câu 1 phiếu học tập số 1:

Nước có vai trò vừa là thành phần cấu tạo tế bào thực vật, dung môi hòa tan các chất, môi trường cho các phản ứng sinh hóa, điều hòa thân nhiệt và vừa là phương tiện vận chuyển các chất trong hệ vận chuyển cơ thể thực vật.

  • Vai trò sinh lí của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong cây

– Đáp án câu 2 phiếu học tập số 1:

Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình thực vật hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng ở và sinh sản ở thực vật.

– Đáp án câu 3 phiếu học tập số 1:

+ Các nguyên tố đại lượng là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn, viis dụ N, Ca, Mg, P, S.

+ Nguyên tố vi lượng có hàm lượng nhỏ (< 0,01% khối lượng chất khô), ví dụ: Cl, B, Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Ni.

– Đáp án câu 4 phiếu học tập số 1:

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng có vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết.

– Đáp án câu 5 phiếu học tập số 1:

Bảng đính dưới hoạt động 1.

– Đáp án câu 5 phiếu học tập số 1:

Nguyên tố Vai trò Triệu chứng điển hình ở cây thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng
Nitrogen Thành phàn cấu tạo nên protein, nucleic acid và nhiều chất hữu cơ. Cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng.
Phosphorus Thành phần cấu tạo nucleic acid, ATP, phospholipid. Lá nhỏ, màu lục đậm; thân rễ kém phát triển.
Potassium Hoạt hóa enzyme, cân bằng nước và ion, đóng mở khí khổng. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ.
Calcium Thành phần thành tế bào, hoạt hóa enzyme, truyền tín hiệu. Lá nhỏ, mềm; chồi đỉnh bị chết.
Magnesium Thành phần cấu tạo của diệp lục, hoạt hóa enzyme. Lá màu vàng; mép phiến lá màu cam.
Sulfur Thành phần cấu tạo protein. Lá hóa vàng, rễ kém phát triển.
Iron Thành phần của cytochorome. Gân lá và lá hóa vàng.
Chlorine Cân bằng ion, quang hợp. Lá nhỏ và hóa vàng.
Manganese Hoạt hóa enzyme. Lá có vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá.
Copper Hoạt hóa enzyme Lá non màu lục đậm.
Zinc Hoạt hóa enzyme, quang hợp. Lá có vết hoại tử.
Molybdenum Tham gia trao đổi nitrogen. Cây còi cọc, lá màu lục nhạt.
Boron Liên quan đến hoạt động mô phân sinh. Vệt đốm đen ở lá non và đỉnh sinh trưởng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây.

  • Mục tiêu:
    Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây.
    – Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
    – Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây. Nêu được sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây.
  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
    1. Sản phẩm: Các ý kiến trao đổi, thảo luận của HS, câu trả lời của HS; bản hoàn thiện của phiếu học tập số 2.
  • Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS), đọc SGK, quan sát các hình 2.3 – 2.5 trang 12 – 14 SGK hoặc quan sát video về sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào?

Câu 2: Quan sát hình 2.3, cho biết:

+ Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?

+ Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ nhờ cơ chế nào?

Câu 3: Quan sát video mô tả con đường di chuyển của nước và khoảng từ đất vào mạch gỗ của rễ:

https://youtu.be/OaEu82di8Os.

Câu 4: Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào? Từ đó mô tả sự vận chuyển các chất trong cây.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

– Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Sự hấp thụ nước, khoáng à vận chuyển các chất trong cây

– Đáp án câu 1 phiếu học tập số 2:

Quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: 

+ Hấp thụ nước ở rễ

+ Vận chuyển nước ở thần

+ Thoát hơi nước ở lá.

  • Sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật.

– Đáp án câu 2 phiếu học tập số 2:

+ Cơ quan hấp thụ nước và khoáng ở thực vật chủ yếu là rễ qua tế bảo lông hút, ngoài ra lá có thể hấp thụ nước và khoáng qua khí khổng.

+ Cơ chế hấp thụ nước là cơ chế thẩm thấu (thụ động). Cơ chế hấp thụ khoáng: thụ động và chủ động.

– Đáp án câu 3 phiếu học tập số 2:

Nước và muối khoáng được vận chuyển từ lông hút đến các tế bào biểu bì rễ, qua các lớp tế bào vỏ rễ rồi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: 

 + Con đường tế bào chất: Sau khi vào tế bào lông hút, nước và chất khoáng sẽ di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp của vỏ rễ thông qua các cầu sinh chất để vào mạch gỗ của rễ.

+ Con đường gian bào: Nước và khoáng di chuyển qua thành của các tế bào và các khoảng gian bào để vào bên trong. Khi qua lớp nội bì có đai Caspary không thấm nước giúp điều tiết lượng nước và khoáng đi vào mạch gỗ của rễ.

  • Sự vận chuyển các chất trong cây

– Đáp án câu 4 phiếu học tập số 2:

+ Nước, ion khoảng và các chất tan được vận chuyển trong cây theo mạch gỗ từ rễ lên trên. 

+ Động lực của sự vận chuyển trong mạch gỗ là áp suất rễ (lực đẩy), sự thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ (động lực trung gian). 

+ Các chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan dự trữ. 

+ Động lực của sự vận chuyển trong mạch rẫy là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng

  • Kết luận:

Hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm:

+ Hấp thụ nước ở hệ rễ.

+ Vận chuyển nước ở thân.

+ Thoát hơi nước ở lá.

– Sự hấp thụ ion khoáng gắn liền với sự hấp thụ nước.

– Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào lông hút theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thoát hơi nước ở thực vật

  • Mục tiêu:
    Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây.
    – Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình thoát hơi nước.
  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật Think – Pair – Share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
  • Sản phẩm: Các ý kiến trao đổi, thảo luận của HS, câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, trả lời câu hỏi 5, 6, 7 SGK trang 15.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

– Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

– GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

  • Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.

– Đáp án câu hỏi 5 SGK trang 15: 

Quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá qua hai con đường: qua lớp cuticle và qua khi khổng.

– Đáp án câu hỏi 6 SGK trang 15: 

Cơ chế đóng mở khí khổng: 

+ Động lực làm biến đổi độ mở của lỗ khi là sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khi khổng (tế bào hình hạt đậu). 

+ Khi tích luỹ các chất thẩm thấu như K+, malate, sucrose làm khi khổng mở.

+ Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tể bảo khí khổng làm lỗ khí đóng lại. 

+ Sự tích luy hay giải phóng các chất thẩm thấu trong tế bào khí khổng phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như ảnh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khi hoặc các yếu tố bên trong như mức độ no nước của cây, cân bằng ion và các hormone thực vật.

– Đáp án câu hỏi 7 SGK trang 16: 

Vai trò của thoát hơi nước có vai trò:

+ Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và cơ quan phía trên

+ Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất

+ Đảm bảo CO2 khuếch tán vào lá

+ Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng

+ Bảo bệ các cơ quan khỏi tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống.

Như vậy trong bài viết này, Best4Team đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc trọn bộ Giáo án Sinh học lớp 11 sách Cánh Diều xuất sắc được soạn theo chương trình SGK mới. Tài liệu dễ dàng chỉnh sửa với mức giá hết sức hợp lý. Hy vọng rằng với nguồn tài liệu giá trị này, bạn sẽ áp dụng thành công trong quá trình biên soạn giáo án môn Sinh học 11 nhé!

Từ khóa liên quan: bộ giáo án Sinh học 11 sách Cánh Diều, Giáo Án Sinh học lớp 11 CD, Giáo Án Cánh Diều môn Sinh học lớp 11, Giáo án Sinh học lớp 11 năm 2023 – 2024, Giáo án PowerPoint Sinh học 11 Chương Trình Mới, Giáo án PowerPoint Sinh học 11 Bộ Sách Mới, giáo án PowerPoint Sinh học 11 theo công văn 5512, …

0/5 (0 Reviews)
Trần Khánh Ngân
Trần Khánh Ngân
Tôi là Trần Khánh Ngân trưởng phòng nội dung tại Công ty Best4Team. Công việc của tôi là tổng hợp kiến thức, nội dung và sản xuất nội dung thông tin cho website Best4Team.com ở lĩnh vực giáo dục như tài liệu báo cáo, tài liệu luận văn, tài liệu sáng kiến kinh nghiệm.
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

LIÊN HỆ

Nếu bạn chưa biết mình cần cung cấp những thông tin gì thì đừng ngại để lại thông tin tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể.

Sau khi trao đổi bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tâm về tất cả băn khoăn của bạn
  • Báo giá chi tiết và thời hạn hoàn thành.
  • Quy trình làm việc an toàn Hỗ Trợ Viết Báo Cáo

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ

*Xin vui lòng điền đầy đủ thông tin và chính xác để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.