Bộ giáo án Tin học lớp 8 sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm vững kiến thức về các khái niệm và kỹ năng tin học cơ bản, xây dựng sự sáng tạo và tư duy logic trong cuộc sống hàng ngày cho học sinh. Bộ giáo án này không chỉ là công cụ giảng dạy mà còn là nguồn cảm hứng để học sinh khám phá và thể hiện tài năng công nghệ của mình. Hãy cùng Best4team tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Giáo án Tin học lớp 8 bản word sách Kết Nối Tri Thức
Mẫu giáo án Tin học lớp 8 bản word bài 2
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Bài 2: Thông tin trong môi trường số
Thông tin file giáo án word
- Nội dung giáo án được viết chi tiết, rõ ràng và mạch lạc theo mẫu giáo án 5512 của Bộ GD.
- Tất cả các bài giảng trong môn học đều được soạn theo mẫu giáo án ở trên.
- Tài liệu giáo án có thể tải về dưới định dạng Word, cho phép dễ dàng chỉnh sửa và tùy biến theo ý muốn.
- Nội dung giáo án được biên soạn cẩn thận và cụ thể, đảm bảo sự logic và sự liên kết giữa các phần.
- Sử dụng font chữ Times New Roman, một font chữ phổ biến và dễ đọc, để đảm bảo tính đồng nhất và thuận tiện cho người đọc.
- Đảm bảo tuân thủ các yếu tố trên sẽ giúp nội dung giáo án trở nên dễ đọc và dễ tiếp thu cho người sử dụng.
2. Phí giáo án word môn Tin học lớp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phí tải giáo án | Word |
Cả năm | 450.000 |
1 kì | 300.000 |
Bài lẻ | 50.000 |
Phí tải giáo án Word theo chủ đề:
Chủ đề | Tiêu đề | Phí tải |
1 | Máy tính và cộng đồng | 50.000 |
2 | Tổ chức lưu trữ tìm kiếm và trao đổi thông tin | 80.000 |
3 | Đạp đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số | 50.000 |
Danh sách bài lẻ:
Mã giáo án | Tiêu đề | Link demo |
GA81118 | Bài 1: Lược sử công cụ tính toán | Demo Word |
GA81119 | Bài 2: Thông tin trong môi trường số | Demo Word |
GA81120 | Bài 3: Thực hành Khai thác thông tin số | Demo Word |
GA81121 | Bài 4: Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số | Demo Word |
GA81122 | Bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế | Demo Word |
GA81123 | Bài 6: Sắp xếp và lọc dữ liệu | Demo Word |
GA81124 | Bài 7: Trực quan hoá dữ liệu | Demo Word |
GA81125 | Bài 8a: Làm việc với danh sách dạng liệt kê và hình ảnh trong văn bản | Demo Word |
Xem thêm SKKN môn Tin THCS tại đây
3. Thời gian bàn giao giáo án word và giáo án điện tử Tin học 8 KNTT
Thời gian bàn giao giáo án word
Đợt bàn giao | Thời gian bàn giao | Nội dung |
1 (Đã có sẵn) | 20/7 | Bàn giao 1/2 kì 1 |
2 (Đã có sẵn) | 20/8 | Bàn giao đủ kì 1 |
3 | 25/10 | Bàn giao 1/2 kì 2 |
4 | 25/12 | Bàn giao đủ cả năm |
4. Cách thức đặt mua giáo án Tin học lớp 8 sách Kết Nối Tri Thức
Hình thức thanh toán:
Với khách hàng mua full bộ:
Lần 1: Cọc trước 1/2 phí Giáo Án
Lần 2: Đến khi nhận đủ giáo án kì 1 thì thanh toán nốt phần phí còn lại.
Với khách hàng mua lẻ từng bài: Vui lòng nhắn tin vào Zalo mã tài liệu cần mua
Để đặt mua, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuyển phí vào:
- Số tài khoản: 1026173248
- Tên chủ tài khoản: Lê Thị Thuỳ Linh
- Ngân hàng Vietcombank
Bước 2: Gửi tin nhắn thông báo đặt trước qua Zalo: 091 552 1220
5. Nội dung chi tiết Giáo án Word Tin học 8 KNTT
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 2: THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả.
- Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số, cách nó tồn tại và được khai thác trong xã hội.
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học.
- Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số.
- Phẩm chất
- Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
- Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
-
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể.
- Nội dung: GV phát tư liệu học tập, HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trong thời gian 10 – 15 phút và hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm, câu trả lời hướng tới đặc điểm của thông tin số.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV phát phiếu học tập số 1 cho HS:
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm HS nhận tư liệu và đọc yêu cầu.
– Các nhóm thảo luận.
– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Các nhóm trình bày câu trả lời của mình:
- An nhận được bức ảnh số bằng cách truy cập vào hộp thư điện tử của mình qua mạng.
- An nhận được ảnh nhưng Khoa không bị mất bức ảnh gốc.
- An có thể lưu trữ bức ảnh số vào nhiều thiết bị của mình như điện thoại, USB, máy tính…
– GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV đánh giá, nhận xét.
– GV tóm tắt lại nội dung của hoạt động khởi động để HS bước đầu nắm rõ đặc điểm của thông tin số:
+ Thông tin số có thể được truy cập từ xa.
+ Việc nhân bản thông tin số không tốn vật liệu và dễ thực hiện.
+ Dữ liệu số dễ dàng được nhân bản và lan truyền.
– GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông tin số có đặc điểm gì, chúng ta cùng khám phá bài học hôm nay
– Bài 2: Thông tin trong môi trường số.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin trong môi trường số
- Mục tiêu: HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 10, 11 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 10 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu cách thức thông tin được hình thành, lưu trữ và lan truyền trong môi trường kĩ thuật số. + Nêu đặc điểm của thông tin số. – GV chú ý HS, thuật ngữ “thông tin số” trong mục a mới chỉ để cập đến “dữ liệu số”, chưa mang nghĩa đầy đủ như trong mục b sẽ tìm hiểu sắp tới. – GV chỉ dẫn HS đọc và ghi nhớ hai đặc điểm chính của thông tin số như trong mục Hộp kiến thức SGK trang 11. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. – Các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. – HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV mời đại diện HS trình bày về: Các đặc điểm của thông tin trong môi trường số. – Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 2 sau khi thảo luận nhóm. – HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức. – GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Thông tin trong môi trường số
a) Thông tin số – Thông tin số được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số. – Thông tin số có những đặc điểm chính sau: + Dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn. + Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép. – Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số. – Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. – Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. – Thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách hiệu quả và có trách nhiệm. |
Hoạt động 2: Thông tin đáng tin cậy
- Mục tiêu: HS nhận ra những tác hại của việc sử dụng thông tin sai lệch.
- Nội dung: GV cho HS hoàn thành Hoạt động 3 SGK trang 12, kết hợp đọc thông tin SGK để hình thành kiến thức mới về “thông tin đáng tin cậy”.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được tác hại của thông tin không đáng tin cậy.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trong Hoạt động 3 SGK trang 12: + Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả. + Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó? + Làm thế nào để em biết đó là tin giả? – GV có thể cho HS xem video clip về tin giả trong bối cảnh dịch COVID – 19: – GV chỉ dẫn HS: + Thông tin sai lệch có giá trị sử dụng thấp, thậm chí không sử dụng được. + Cần phân biệt được thông tin sai lệch với thông tin đáng tin cậy. – GV chốt lại kiến thức như trong Hộp kiến thức để HS ghi nhớ. – GV cho HS xem thêm video về biện pháp chống tin giả: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận cặp đôi để hoàn thành Hoạt động 3 SGK trang 12. – HS nghiên cứu thông tin SGK và thực hiện yêu cầu. – GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện nhóm xung phong trình bày kết quả hoạt động. – GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. – GV chuyển sang hoạt động luyện tập. |
2. Thông tin đáng tin cậy
* Hoạt động 3: Gợi ý câu trả lời: – Ví dụ một nội dung trên mạng là tin giả: Việc đánh răng quá nhiều gây hại cho răng, chỉ có ích (làm tăng doanh thu) cho nhà sản xuất. – Tác hại: Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gây mất vệ sinh răng miệng. – Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em có thể dựa trên một số yếu tố như: + Phân biệt ý kiến và sự kiện; + Kiểm tra chứng cứ của kết luận; + Xác định nguồn thông tin; + Đánh giá tính thời sự của thông tin. |
Bộ giáo án Tin học lớp 8 sách Kết nối tri thức là hướng dẫn và mở ra thế giới công nghệ số đầy thú vị. Với kiến thức vững chắc về các khái niệm và kỹ năng tin học cơ bản, cùng với sự sáng tạo và tư duy logic, học sinh sẽ học về các kỹ năng tin học. Bộ giáo án gây ấn tượng bởi cách trình bày tinh tế, hình ảnh sinh động và cách diễn đạt sáng tạo. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy tiếp tục ủng hộ Best4team trong những bài viết tiếp theo.
Các tìm kiếm liên quan: giáo án Tin học lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức, giáo án Tin học 8 Sách Kết Nối Tri Thức với Cuộc Sống, giáo án Tin học lớp 8 2023 – 2024, GA môn Tin học Sách Kết Nối Tri Thức, giáo án Tin học 8 theo công văn 5512, Giáo Án Tin học 8 KNTT.
- Giáo Án Âm Nhạc Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Công Nghệ Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Giáo Dục Thể Chất Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Khoa Học Tự Nhiên Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Mĩ Thuật Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Toán Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức
- Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Sách Kết Nối Tri Thức