Để viết được một bài sáng kiến kinh nghiệm hay chúng ta cần chuẩn bị một đề cương đầy đủ, chi tiết. Vậy làm cách nào để viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm hay, chuẩn nhất? Hãy cùng Best4team tham khảo ngay bài viết bên dưới!
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Phần này tác giả chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây:
- Nêu rõ vấn đề trong thực tiễn công tác mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
- Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của vấn đề đó trong công tác.
- Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.
- Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết SKKN.
1.2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần này tác giả cần trình bày được:
- Đề tài sáng kiến này có ai nghiên cứu chưa, tác giả?
- Xác định đối tượng cần được hướng đến nghiên cứu?
- Phạm vi, nội dung sáng kiến do mình viết có điểm mới ở chỗ nào?
- Phạm vi áp dụng: Tác giả nêu phạm vi áp dụng sáng kiến ở quy mô nào? lĩnh vực nào?
1.3. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục tiêu: Bài viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm giải quyết những mâu thuẫn, vấn đề nội bộ, cạnh tranh hoặc những tình huống phát sinh trong quá trình công tác tại đơn vị.
– Nhiệm vụ: Làm rõ những định hướng của mục tiêu thông qua các việc cụ thể, bao gồm những việc sau:
- Đổi mới trong công tác giảng dạy, đánh giá học sinh.
- Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên tại đơn vị.
- Đổi mới nội dung giảng dạy, áp dụng chương trình học đổi mới.
- Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
- Tổ chức các chương trình hướng nghiệp, giáo dục tâm sinh lý, giáo dục giới tình,…
- Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tại trường.
1.4. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Chúng ta sẽ tiến hành viết giả thuyết nghiên cứu để giả định một hướng giải quyết nào đó để công việc phát triển tốt hơn trước bằng cách tham khảo các văn bản, đối chiếu với các kết quả thực tế đang diễn ra.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi bài sáng kiến kinh nghiệm sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau, được chia thành phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn và phương pháp thống kê, người viết cần chú ý đặc điểm để lựa chọn cho tối ưu, chi tiết như sau:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Là phương pháp thu thập những cơ sở lý luận, thông tin, số liệu có sẵn để kết luận cho nghiên cứu. Nổi trội với phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp thu thập các thông tin thực tiễn để đúc kết, xây dựng cơ sở thực tiễn cho bài, bao gồm các phương pháp:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
– Phương pháp thống kê: Là phương pháp sử dụng một hệ thống phương pháp để phục vụ cho quá trình phân tích, nghiên cứu, bao gồm 04 phương pháp:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương pháp nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Phương pháp dự đoán
2. Phần nội dung
2.1. Cơ sở khoa học
– Những tri thức về mặt lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, cụ thể là các khái niệm, định luật, định lý, các kết luận… đã được nghiên cứu, người nghiên cứu tổng hợp, khẳng định chính kiến của mình về vấn đề
– Ví dụ:
Thực hiện đề tài “Biện pháp giáo dục đạo đức của GVCN cho học sinh lớp 4A trường Tiểu học Cửa Tùng”
Phần lý luận có thể trình bày những vấn đề như sau:
- Khái niệm đạo đức
- Khái niệm chuẩn mực đạo đức
- Khái niệm hành vi đạo đức
- Khái niệm giáo dục đạo đức
Từ những khái niệm trên có thể hiểu biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là…..
2.2. Đánh giá thực trạng về các vấn đề liên quan
- Đặc điểm, tình hình cơ quan, đơn vị, cá nhân học sinh, gia đình…. khó khăn, thuận lợi ra sao…..
- Thực tế vấn đề nghiên cứu đang diễn ra như thế nào: Thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, tồn tại hạn chế….
- Kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn như thế nào: mô tả số liệu, đánh giá, nhận xét, lý giải…. phù hợp hay không phù hợp thực tế hiện nay….
2.3. Nêu giải pháp
Trình bày những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. Nêu rõ các phương pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm, hội thảo….
2.4. Phân tích, tổng hợp rút ra kết luận khoa học
– Phân tích hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đã áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp cho đối tượng cụ thể nào?
- Những kết quả cụ thể đạt được (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm). Có thể dùng bảng hoặc biểu đồ, phân tích số liệu kết quả; nếu có ảnh phải ghi chú thích ảnh.
– Tổng hợp những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp của bản thân.
3. Phần kết luận
– Nêu những nhận định chung có tính bao quát toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, khẳng định giá trị của sáng kiến kinh nghiệm.
- Nêu khái quát các nội dung nghiên cứu: Nêu những nhận định chung có tính bao quát, ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đổi mới đối với quá trình công tác tại đơn vị.
- Kết quả của nội dung nghiên cứu: Khả năng ứng dụng thực tiễn, triển khai các kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm.
- Giá trị của bài sáng kiến kinh nghiệm: Đóng góp cho hiện tại như thế nào, mang lại lợi ích ra sao? Và trình bày thêm hướng phát triển của đề tài trong tương lai.
- Nêu ý nghĩa của sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp đối với công tác.
- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp, hướng phát triển của đề tài.
– Lưu ý: Kết luận cần viết ngắn gọn, khái quát, và không cần số liệu.
4. Kiến nghị
Tùy vào cấp độ của từng sáng kiến kinh nghiệm mà tác giả sẽ có những khuyến nghị phù hợp từ cho ban ngành quản lý đến nhà trường, giáo viên khác hoặc phụ huynh. Cần phải viết khuyến nghị ngắn gọn và xuất phát từ nội dung nghiên cứu. Mỗi cấp bậc, đối tượng cần làm gì, làm như thế nào? Để triển khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.
5. Kế hoạch và thời gian thực hiện
– Khi viết sáng kiến kinh nghiệm, các bạn nên xây dựng một kế hoạch thực hiện cụ thể nhưng cần đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu để khi Hội đồng nhìn vào có thể biết quy trình nghiên cứu của bạn được diễn ra như thế nào.
– Các bạn có thể lập bảng kế hoạch thực hiện và phân chia theo các nội dung sau:
Số thứ tự của nội dung:
- Nội dung cần thực hiện (Nên chia bài luận thành nhiều nội dung rõ ràng)
- Thời gian thực hiện (Thời gian bắt đầu và kết thúc từng nội dung)
- Địa điểm thực hiện
- Người thực hiện nghiên cứu
6. Điều kiện để thực hiện đề tài
Điều kiện của một sáng kiến kinh nghiệm được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:
– Sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn mới:
Sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn mới (trong một phạm vi lãnh thổ nhất định) là những sáng kiến kinh nghiệm chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến. Những sáng kiến kinh nghiệm này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại sáng kiến kinh nghiệm cũ.
– Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng cách tiếp cận mới:
Nói vậy tức là sáng kiến kinh nghiệm đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới
– Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu mới:
Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của sáng kiến kinh nghiệm có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.
– Khám phá ra điều mới:
Tức là sau quá trình nghiên cứu, tác giả phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy sáng kiến kinh nghiệm có thể đưa ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được.
7. Top Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
Bạn đang gặp khó khăn không biết phải làm báo cáo sáng kiến kinh nghiệm cá nhân sao cho hay nhất, ấn tượng nhất? Best4team sẽ cung cấp cho các bạn 3 mẫu sáng kiến kinh nghiệm chuẩn nhất bên dưới!
7.1. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
– Tên đề tài: Tạo sự hứng thú cho tập thể học sinh trong một tiết sinh hoạt tập thể
– Nội dung:
- Đề tài giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo
- Ngoài ra, đề tài còn giúp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
– Link tải: >>> Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn
7.2. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm mầm non
– Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non
– Nội dung:
- Đề tài giúp chúng ta nhìn nhận đúng hơn về vai trò của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non. Giáo dục hòa nhập phải được can thiệp sớm ngay trong độ tuổi mầm non để trẻ nhận thức nhanh và tốt nhất bù đắp những khiếm khuyết của bản thân trẻ.
- Đề tài còn cho ta thấy chỉ có cách hòa nhập trẻ khuyết tật mới bộc lộ được hạn chế, khuyết tật và khơi dậy tiềm năng trong con người trẻ.
– Link tải: >>> Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm mầm non
7.3. Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học
– Tên đề tài: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Giáo dục công dân 6
– Nội dung:
- Đề tài giúp chúng ta nhận thấy rằng môn giáo dục công dân là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh.
- Đề tài đã góp phần rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh và nâng cao ý thức, thái độ, tác phong, lối sống, đạo đức…của các em ở trường THCS Hòa Bình.
– Link tải: >>> Mẫu đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn cách viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm chuẩn nhất, kèm theo 3 mẫu hoàn toàn miễn phí. Chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được kiến thức về cách viết rồi. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.